http://www.amcoaching.net/

Thứ Năm, 31 tháng 3, 2011

5 hình thức tiếp thị online thời hiện đại

Với sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông mới, doanh nghiệp có thể tìm ra những hướng đi tối ưu hóa chi phí tiếp thị mà vẫn đảm bảo hiệu quả truyền thông.
Khủng hoảng kinh tế gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp, nhưng cũng mang đến những cơ hội nếu biết tận dụng giai đoạn này để quảng bá một cách khôn ngoan. Khi đợt khủng hoảng kinh tế năm 2008 diễn ra, nhiều công ty lựa chọn hình thức cắt giảm nhân sự, giảm đầu tư cho truyền thông. Còn hiện nay, quảng cáo trực tuyến được coi là một giải pháp hợp lý.
whoisjameshicks
Tiếp thị online được coi là đáp án cho doanh nghiệp thời khó khăn. Ảnh: Whoisjameshicks.
Tiếp thị trực tuyến sẽ giúp doanh nghiệp đạt được những mục tiêu mà các kênh truyền thống không thực hiện được như chi phí thấp, khả năng tương tác cao với khách hàng, dễ dàng quản lý và đo lường được hiệu quả truyền thông, đưa thông điệp quảng cáo trúng đối tượng mục tiêu. Tuy nhiên, để có chiến lược thành công, mọi người cần hiểu rõ về mỗi phương thức và kết hợp chúng một cách linh hoạt, đúng đắn:

Quảng cáo theo mạng lưới trên Internet (Ad-network)

Thay vì gõ cửa từng đại lý (agency) hoặc phòng quảng cáo của mỗi tờ báo, giờ đây, nhà quảng cáo có thể thông qua mạng quảng cáo trực tuyến - phương tiện hiệu quả để xây dựng các chiến dịch quảng cáo. Mạng quảng cáo trực tuyến là hệ thống trung gian kết nối bên bán và bên mua quảng cáo trực tuyến, hỗ trợ người mua quảng cáo tìm thấy những vùng và website bán quảng cáo phù hợp với chiến dịch truyền thông của mình từ hàng nghìn website. Hình thức này hiện được nhiều công ty đánh giá cao vì nó giúp tiết kiệm thời gian và chí phí nhân. Tại Việt Nam, Innity, Vietad, Ambient là những mạng lớn có thể đáp ứng hầu hết các nhu cầu của nhà quảng cáo.

Quảng cáo tìm kiếm (Search Marketing)

Theo thói quen, người dùng Internet khi muốn mua một sản phẩm, dịch vụ nào đó thường tra cứu trên Google, Yahoo, Bing... Nhà quảng cáo sẽ thông qua các đại lý hoặc trực tiếp trả tiền cho các công cụ quảng cáo để sản phẩm dịch vụ của họ được hiện lên ở các vị trí ưu tiên. Họ cũng có thể lựa chọn nhóm người xem quảng cáo theo vị trí địa lý, độ tuổi và giới tính hoặc theo một số tiêu chí đặc biệt khác. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể hướng tới đúng nhóm khách hàng mục tiêu, tăng hiệu quả tiếp thị, đồng thời có thể theo dõi, thống kê mức độ hiệu quả của mỗi từ khóa để kiểm soát cả chiến dịch và tạo dựng thương hiệu tốt hơn.

Quảng cáo trên mạng xã hội (Social Media Marketing)

Với sự phát triển của hàng loạt mạng xã hội như Facebook, Twitter, Go, Yume..., người làm tiếp thị có thêm lựa chọn để tiếp cận cộng đồng. Khi sử dụng hình thức này, doanh nghiệp thường quảng bá dưới dạng hình ảnh, video clip có khả năng phát tán và thu hút bình luận (comment). Tính tương tác chính là ưu điểm nổi trội của loại hình này so với các kiểu marketing truyền thống. Theo Tim O’Reilly thuộc công ty O’Reilly Media, social media (truyền thông xã hội) "không phải để nói về bạn, về sản phẩm hay câu chuyện của bạn. Nó phải tạo ra những giá trị cho cộng đồng mà có bạn trong đó. Càng nhiều giá trị bạn mang lại cho cộng đồng thì sẽ càng nhiều lợi ích cộng đồng mang đến cho bạn".

Marketing tin đồn (Buzz Marketing)

Viral Marketing (phát tán kiểu virus), Buzz Marketing (marketing tin đồn) hay Words Of Mouth Marketing (marketing truyền miệng) được thực hiện thông qua blog, mạng xã hội, chat room, diễn đàn… bắt đầu từ giả thuyết người này sẽ kể cho người kia nghe về sản phẩm hoặc dich vụ họ thấy hài lòng. Viral Marketing là chiến thuật nhằm khuyến khích khách hàng lan truyền nội dung tiếp thị đến những người khác, để sản phẩm và dịch vụ được hàng ngàn, hàng triệu người biết đến. Trường hợp của Susan Boyle, thí sinh của chương trình Britain's Got Talent, là một ví dụ. Cô nổi tiếng toàn cầu chỉ sau một đêm khi đoạn video của cô trên YouTube nhờ được hàng triệu người chia sẻ.
Chi phí thực hiện Buzz/Viral Marketing không nhiều và hiệu quả truyền thông lại rất cao nhưng cũng là một phương thức marketing tiềm ẩn rủi ro nếu sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp chưa thực sự tốt như cách mà họ quảng cáo.

E-mail marketing

E-mail đang dần thay thế cách gửi thư qua bưu điện và doanh nghiệp có thể nhanh chóng gửi thông tin tiếp thị tới hàng loạt địa chỉ e-mail với chi phí rẻ. Một hình thức khác mà doanh nghiệp có thể áp dụng là khuyến khích đăng ký nhận bản tin điện tử (eNewsletters) nhằm tạo sự chủ động tiếp nhận thông tin cho khách hàng, từ đó tạo tâm lý thoải mái, thiện cảm với thông tin doanh nghiệp đem đến.
Tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp đã sử dụng quả hình thức e-mail marketing để tiếp cận khách hàng như Vietnamworks với bản tin việc làm, Jetstar với bản tin khuyến mãi giá vé máy bay, Nhommua hay Muachung với các e-mail thông tin về mặt hàng giảm giá.
Trên đây là một số phương thức marketing trực tuyến được đánh giá cao bởi hiệu quả truyền thông, đồng thời tối ưu về mặt chi phí. Tuy nhiên, cũng như mọi phương thức quảng cáo khác, tiếp thị trực tuyến cần bắt nguồn từ nhu cầu, thói quen của khách hàng và hiểu các công cụ quảng cáo. Xác định đúng những mục tiêu cụ thể cần phải đạt được và vận dụng linh hoạt các phương thức marketing trực tuyến sẽ giúp doanh nghiệp sử dụng ngân sách một cách tối ưu.
Độc giả Nguyễn Xuân Đông 
VnExpress

Một bài viết hay trên ddth hướng dẫn cách chăn GA

Hôm nay search web tình cờ đọc được một bài viết rất hay trên diễn đàn tin học hướng dẫn cho Newbie về cách chăn GA. Chắc các bạn cũng biết GA (cách gọi lóng của Google Adsence) là cỗ máy kiếm tiền MMO chủ lực của đa số blogger thế giới, và gần đây là Việt Nam. Xin giới thiệu bài viết rất hay này để các bạn mới bước  chân vào con được MMO với Google Adsense tham khảo.



Kiếm tiền với GA (For newbie)

Như lúc trước có nói khi rãnh sẽ share kinh nghiệm chơi GA.

Lưu ý:
- Điều quan trọng là chỉ giành cho những ai đang có account GA nha. Vì không có account GA, làm cái này đi đăng ký GA khó thành công.

- Sẽ chơi Auto (kết hợp Amazon) hoặc tạo Mini sites (viết lại hoặc tự viết)

- Phải chịu chi 1 chút (mua domain + host) và tốn thời gian 30p/ngày (trong vòng 2 tuần)

- Dựa trên tiêu chí số lượng hơn chất lượng => content không quan trọng.

- 1 site kiếm 1$/ngày , 10 sites kiếm 10$, ....100 sites kiếm 100$/ngày ^^

- Chấp nhận rủi ro làm 10 site chỉ được 2 site kiếm ra tiền. Các site còn lại không kiếm ra làm vệ tinh cho các site kiếm ra tiền.

- SEO đơn giản, đánh nhanh gọn lẹ, tệ lắm là 1 tuần phải vô top page 1 hoặc page 2. (không cần thiết phải làm SEO nhiều)

Mình sẽ làm theo hướng "Exact keyword domain" nghĩa là từ khóa nhắm tới là "tivi lcd" thì mua domain tivilcd.com, .net, .org hoặc tệ lắm cũng phải .info

Bước 1: Nghiên cứu từ khóa.
Đây là công việc cực kỳ quan trọng, quyết định sự thành bại. Do đó phải dùng người cái để kiểm tra trước khi quyết định chọn từ khóa đó để mua domain.

Yêu cầu:
1- Từ khóa có khoảng 1k-5k Search monthly (USA)
2- Avg CPC khoảng trên 3$ (giành cho ai muốn chơi GA thôi)

Lý do chọn từ khóa search khoảng nhiêu đó là ít cạnh tranh dễ lên top page 1 google. Công cụ dùng Chủ yếu là của Google


https://adwords.google.com/select/KeywordToolExternal




Làm theo hình để search ra từ khóa có liên quan dựa trên 1 từ khóa mình chọn đại ban đầu.
*Lưu ý là chọn "Only show ideas closely..." để nó search ra từ khóa có liên quan.

Ngoài ra, nên click vào Column chọn "Estimated AVg CPC" để coi từ khóa trung bình là bao nhiêu (giành cho ai muốn chơi GA thôi). Chỉ chọn từ khóa có AVg 3$ trở lên



Chọn đại 1 từ khóa ưng ý rồi chọn "Traffic Estimator" nằm bên tay trái của Google Adwords. Công cụ này dùng để kiểm tra gần đúng nhất từ khóa do ngườ dùng search. Như đã nói ở trên chỉ chọn từ khóa nào có search trên 1k monthly.




* Lưu ý: chọn Match types "Exact"

Kiểm tra lần nữa = http://www.google.com/trends

để kiểm tra xu hướng của từ khóa có phát triển trong hiện tại và tương lai không.

Kiểm tra Đối thủ: dùng SEO Quake plugin của firefox. Vô search từ khóa mình đã kiếm ra xem các đối thủ mạnh không. Nếu mạnh quá thì bỏ đi vì dù có exact keywor đi nữa khả năng lên Top rất khó. Tiêu chí dựa trên domain name, age, pr, backlink,... những thứ này SEO Quake plugin đều show ra khi mình search ở google.com
Ví dụ: search từ khóa "credit cards"
mình sẽ thấy thông tin đối thủ quá mạnh như thế thì khả năng vô top rất là thấp dù bạn có mua được domain creditcards.net hay .info


thông thường thì cho lẹ nhìn vào age và PR. nếu age mới và PR khoảng 2-3, thì khả năng site mình vô page 1 sau 1 ngày làm SEO là rất cao. Có thể top 3 site cao nhưng bên dưới là các site yếu thì mình cũng có thể đánh bật mấy site đó ra, vì mình có ưu thế là exact keyword domain.


Bước 2: Tậu Domain giá rẻ.

Sau khi đã thỏa các điều kiện. Chọn 1 nơi mua domain rẻ, như godaddy.com kiểm tra xem .com, .net, org từ khóa đó còn không.


Bước 3: Setup Wordpress

http://wordpress.org/ tải bản mới nhất
Plugin cần cài chung với wordpress:
-all in one seo pack
-google sitemap generator
-si captcha for wordpress
-WPRobot (Auto cho wordpress - lưu ý chỉ dùng cái này để lấy sản phẩm cho Amazon, không khuyên chơi auto blog lấy content khác nguy cơ die GA. Ai làm mini sites thì không cần cái này) http://www.mediafire.com/file/cplzl0...WPRobot300.zip
- Theme cho site http://www.mediafire.com/file/43j07a...aa4/themes.zip


Theo ddth

Chủ Nhật, 27 tháng 3, 2011

Một bài viết hay trên ddth về hành trình MMO của một bạn Newbie

Một bài viết hay trên ddth.com về hành trình của một bạn chơi MMO và blog rất hữu ích cho các bạn mới bắt đầu, đây là những chia sẻ rất thật nên các bạn nên tham khảo và lấy động lực trong hành trình MMO gian nan nhưng đầy bất ngờ thú vị.
Toàn văn bài viết
Chắc các bạn trong box này cũng rất nhiều pro và cũng rất nhiều newbie,pro thì kiếm vài k/tháng,nhưng còn các bạn newbie thì biết cũng chẳng bao nhiêu
với các bạn newbie,thì sự nghiệp chăn GA mình nghĩ rất nhiều gian nan,thậm chí ko thể reg nổi GA huống chi là chăn...

ngày đen tối của mình khi GA die là ngày 18-12-2011..thực sự cú sốc này đã làm mình mất phương hướng,vì lâu nay mình coi GA là công việc chính và full time sống nhờ vào nó...nhưng sau đó ko bao lâu (sau tết) mình thực sự đã tìm lại được hướng đi mới cho mình...và hiện tại bây giờ mình kiếm được vài trăm k/tháng...ko nhiều với các bạn pro nhưng mình nghĩ cũng là khoản thu nhập lớn nếu tính sang tiền việt...nếu bạn đang đọc bài viết tâm sự này của mình,hy vọng các bạn sẽ tìm được hướng đi đúng cho riêng mình

và,,,các bạn có thể ko tin,nhưng mức thu nhập chính của mình hiện tại chỉ bắt đầu với 1.68$..chỉ với 1.68$ mình đã làm gì:

1.67$-mình mua 1 domain ở godaddy (mua đợt đang khuyến mãi )
0.01$ - mình mua hostgator (gói baby trả theo tháng 9.95$/tháng)-mình dùng mã giảm giá...

sau khi đã có host và domain mình bắt đầu xây dựng blog mới về blogger templates

blog của mình đây

http://xmlbloggertemplates.com

mình đã mất 5 ngày chuẩn bị và hoàn tất...
1 blog mới và 1 công việc mới..
sau 1 tuần,,từ blog này mình đã kiếm được khoảng 70$..không nhiều nhưng là 1 dấu hiệu tốt...

từ 70$ này mình đã mua thêm 1 domain 6.77$ từ name.com
và làm thêm 1 blog mới...và cái blog mới này đúng 1 tuần sau cũng giúp mình thu về gần 100$ nữa từ clicksor +GA+trafficvenue+...CPM ads...
(khi mình làm blog này xong thì mình đã reg lại được GA)

(Blog này của mình sau 8 ngày thì đạt được con số kỷ lục 1128 người online mà mình đã có vài topic trên box này nhơ tư vấn vì blog liên tục xảy ra hiện tượng erorr 500-mấy topic này Mod đã xóa)...nếu các bạn ko tin các bạn có thể hỏi 1 số bạn trong box này..các bạn ấy biết site của mình)

sau khi đã có 1 ít vốn...mình đã bắt đầu chơi bux và đã đem số tiền kiếm được đó (hơn 100$) đem đầu tư hết vào vcbux..hiện tại thì mình đang thu thừ thằng này khoảng 15$/ngày từ thằng này)

chỉ thế thôi..nhưng hiện giờ các khoản thu nhập của mình + lại từ

infolinks+clicksor+ero ads+Bux+thu nhập từ xmlbloggertemplates cũng đã lên được vài trăm $

mình hy vọng chút tâm sự nhỏ này phần nào giúp các bạn đang trong sự nghiệp MMO có thêm tinh thần và hướng đi đúng...chúc mọi người thành công

kính bút,Mantavn 
Nguồn ddth

Theo mình tìm hiểu thì blog trong bài viết của bạn này là
Blog của chủ nhân thì chia sẻ về kinh nghiệm và các proof kiếm tiền rất hay, đặc biệt là các kinh nghiệm SEO theo ảnh rất hay mà mình đã thử áp dụng thành công bước đầu.

Chúc các bạn thành công!

Thứ Bảy, 26 tháng 3, 2011

Chiến thuật quản lý Reffs Neobux đơn giản cho Standard Member

Với Neobux việc quản lý reff rất quan trọng và quyết định việc đầu tư có lãi hay không, sau khi tham khảo nhiều bài liên quan trong diễn đàn và tự mình thử nghiệm, mình quyết định theo chiến thuật đơn giản này trong thời gian tới sau khi đã Extent tất cả các Reff hiện có lên mức tối đa 240 ngày (nhân dịp giảm giá nhân ngày kỷ niệm 3 năm của Neobux)

Nội dung chiến thuật như sau :

Với thành viên chuẩn Standard Members:
* Recycle khoảng 1-2% Reff hàng ngày. (ví dụ bạn có 100 refs, thì chỉ recycle tối đa là 1-2 một ngày).
* Không bao giờ Recycle quá mức (recycle đồng thời nhiều reff trong cùng một ngày hơn mức tỉ lệ này) vì sẽ làm bạn lỗ vốn.
* Hiểu rằng chỉ cần mức trung bình AVG trên 1.26 -1.47 để kiếm lời (1.26 là bạn dùng autopay on còn 1.6 là bạn thuê reff ở mức 30 ngày).
* Khi chọn Reff để quyết định recycle, chọn theo tiêu chí thay Reff chuẩn dưới đây.
* Dùng AutoRecycle (thay miễn phí sau 14 ngày không hoạt động) chỉ khi reff không thỏa mãn Tiêu chí thay Reff chuẩn.

Tiêu chí thay Reff chuẩn - Standard Criteria:
* AVG < 1.0 = Thay bất kỳ lúc nào
* AVG < 1.2 = Recycle khi đến ngày thứ 3 không clicks
* AVG < 1.4 = Recycle khi đến ngày thứ 4 không clicks
* AVG < 1.6 = Recycle khi đến ngày thứ 5 không clicks
* AVG < 1.8 = Recycle khi đến ngày thứ 6 không clicks
* AutoRecycle các Reff còn lại mà không thỏa mãn điều kiện trên.


Chúc các bạn thành công!

Thứ Năm, 24 tháng 3, 2011

Proof nóng hổi vừa nhận tiền lần 17$ từ microworkers

Thế là đã nhận được tiền về paypal, mất 2$ xác minh pin lần đầu qua thư gửi về địa chỉ nhà, những lần sau không phải xác minh nữa, phí chuyển tiền là 6%. Đáng ra mình rút được 20$ nhưng lần đầu không kinh nghiệm nên không nhận được thư xác minh nên tốn mất 2$ ngu phí để gửi lại thư. Dù sao tiền cũng đã về đến tay.

Điều đáng nói là chơi thằng này khá dễ, có nhiều job dễ làm hơn Crowd và nghiêm chỉnh hơn thằng MinuteWorker , làm chơi chơi khoảng 30 phút lúc nhiều việc là được 1$, nếu giỏi tiếng Anh làm những task giá cao hơn (khó hơn, giá có thể max 3$) thì có thể kiếm được 10-20$ ngày. Mình thì chỉ làm những task đơn giản như search và click hay vote, subscribe, signup,... cũng kiếm được khoảng vài $ / ngày nếu chăm chỉ rình những lúc nhiều job.

Giao diện rất chuyên nghiệp, task vụ rõ ràng, (support có vẻ không nhanh lắm nhưng tiền nong sòng phẳng) hứa hẹn là một site việc làm trực tuyến lớn nay mai.

http://files.myopera.com/image4u/albums/5727152/po_microworker_1.png
Hình 1: Instant payout min 9$


http://files.myopera.com/image4u/albums/5727152/po_microworker_2.png
Hình 2: Nhận tiền về đến Paypal




http://files.myopera.com/image4u/albums/5727152/po_microworker_3.png
Hình 3: Kiểu pay là Instant

Bạn có thể ủng hộ mình bằng cách đăng ký Microworker với refferer là mình nhé, link đăng ký paid2youtube đây Đăng ký Microworker
Chúc các bạn thành công!








Xem thêm



 Theo hoclamgiau

Nguyên thứ trưởng Đặng Hùng Võ: 'Hãy để tiền là tên đầy tớ giỏi'

"Trung ngôn thì nghịch nhĩ, tính tôi vậy. Đi học chẳng được thầy cô yêu, đi làm cũng chẳng được mấy thủ trưởng quý. Tôi luôn muốn chứng minh rằng, it nhất, có một người không thể mua được bằng tiền thì cũng không thể mua được bằng rất nhiều tiền".

Giáo sư tiến sĩ Đặng Hùng Võ, nguyên thứ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường trò chuyện với VnExpress quan niệm của ông về cuộc sống, khoa học, về việc làm tiền và sử dụng đồng tiền.
- Mọi người vẫn gọi ông là Thứ trưởng dị tướng? Ông nghĩ thế nào về cách gọi này?
- Dị tướng có nghĩa là tướng mạo bất thường, điều đó không xấu về nội dung. Người ta có gọi mình là thằng hèn hay thằng đểu mới là điều đáng sợ.
Tôi cũng tự thấy rằng mình chẳng giống ai, vậy chắc người ta gọi như thế là đúng. Hình thức là cái cha mẹ sinh ra, không nên thay đổi. Hình thức chỉ là cái vỏ bọc bên ngoài, không nói gì lên nội dung cả.
- Giáo sư Võ thời còn làm quan chức khác với giáo sư Võ lúc về hưu như thế nào?
Khác nhiều chứ. Khi còn đương chức thì phải nói đúng và làm tốt những công việc được nhà nước giao. Mình có nghĩ khác cũng phải nói theo quan điểm chính thống của tổ chức, đó là kỷ luật chính trị và hành chính. Nay là một chuyên gia, mình được nói theo những gì mình nghĩ.
Từ phía khác, khi còn là Thứ trưởng có quyền thì chẳng biết người ta đến với mình vì lẽ gì. Mình có nhạt nhẽo đến mấy thì mọi người vẫn cứ đến, ngày hôm nay mình có làm dở hơn hôm qua thì người đến vẫn nhiều. Còn bây giờ là một nhà giáo, nhà khoa học, chuyên gia, khi thú vị thì người ta tìm đến, khi thấy dở thì người ta đi.
Như vậy, mình phải làm sao để ngày hôm nay mình phải thú vị hơn ngày hôm qua.
Về hưu tôi tiếp tục phụ trách bộ môn địa chính của trường Đại học khoa học tự nhiên Hà Nội, dậy thêm và hướng dẫn tiến sĩ cho một vài trường. Công việc đào tạo này cũng không có gì nặng nề. Công việc chiếm nhiều thời gian hơn là làm tư vấn độc lập cho một số tổ chức quốc tế... Thời gian còn lại là chiêm nghiệm và viết sách. Khi về hưu, tôi có cảm giác thiếu thời gian hơn lúc còn làm cho Nhà nước, việc nhiều và thực nên làm không hết.
Giáo sư Đặng Hùng Võ. Ảnh: Hương Thu.
Giáo sư Đặng Hùng Võ. Ảnh: Hương Thu.
- Ông làm rất nhiều việc là do đam mê hay tài chính?
- Nhiều người nói rằng tôi phát biểu gì cũng lọt tai, tư vấn điều gì cũng thành tâm, làm việc gì cũng trách nhiệm nên thường được họ mời cộng tác. Tôi chỉ nhận hợp tác cùng làm những việc cần tới chất xám ở khu vực nghiên cứu, không làm thuê cho doanh nghiệp. Như vậy có thể thấy tôi muốn làm những việc mình thích, không có tiền cũng được, có thì cũng tốt, không làm vì tiền.
Tôi thích làm với giới báo chí vì muốn dùng kiến thức của mình để nâng cao dân trí. Tôi cũng muốn làm với các tổ chức quốc tế vì kết quả nghiên cứu của mình được quảng bá rất rộng. Tôi nghĩ chắc không phải vì háo danh, nhưng cứ thích tham gia các cuộc thi thố tri thức quốc tế. Thích để người nước khác khẳng định rằng ở Việt Nam có những người có chính kiến và biết tư duy. Thế là đủ rồi.
- Ông luôn đưa ra ý kiến trái chiều về một vấn đề nào đó. Tại sao như thế?
- Tôi cho rằng quan trọng nhất là cái tâm. Mình có nói điều gì ngược lại mà tâm trong sáng thì chắc "vạ miệng" cũng không ập vào mình. Cũng biết rằng "trung ngôn" thì "nghịch nhĩ", nhưng tính từ bé đã như vậy, đi học chẳng bao giờ được thầy cô yêu, đi làm cũng chẳng được mấy thủ trưởng quý. Hôm nay có thể mọi người ghét nhưng rồi cũng đến lúc mọi người thấy mình nói đúng.
- Trong suốt thời kỳ bao cấp, ông tự nhận không nhận bất kỳ sự phân phối nào, ngay cả ở cương vị thứ trưởng. Không lẽ ông chưa từng nhận quà biếu của doanh nghiệp, cá nhân?
- Trong thời kỳ bao cấp, mỗi khi phân phối hàng hóa thì không khí ồn ã lắm. Nhiều khi nghe thấy những ý kiến tranh nhau "khốc liệt" quá mà thấy buồn. Tốt nhất là lảng tránh đi cho tâm nhẹ hơn. Cho đến năm 1996, Bộ xây dựng có hai suất đất ở phân cho lãnh đạo Tổng cục Địa chính chưa có nhà ở. Ban lãnh đạo Tổng cục phân một suất cho tôi, mặc dù chưa được phân nhà đất lầm nào nhưng tôi cũng không nhận. Vì suất đất này dành cho lãnh đạo chưa có nhà ở, nhưng tôi lại đã mua được nhà ở rồi bằng tiền dụm khi học tập ở nước ngoài mang về. Nhiều người cho rằng làm như vậy là "ấm đầu", cứ lấy đi cũng chẳng ai nói được gì. Tôi muốn nhẹ nhõm trong lòng nên không lấy, đến giờ tôi vẫn cho rằng không lấy là đúng.
Ở cương vị Thứ trưởng, Tết nhất mà nhận chai rượu, gói bánh của anh em mang tới chúc Tết thì cũng có vì đó là cái tình người của anh em. Còn ai đó đem đến bất kỳ cái gì gắn với công việc thì không bao giờ tôi nhận. Cũng đã có nhiều trường hợp người dân bị oan khuất về đất đai, muốn Bộ có công văn gửi địa phương đã để lại khá nhiều tiền nhưng tôi yêu cầu anh em đang thụ lý vụ việc phải trả ngay lại. Giá trị của mình không thể rẻ như thế, mình không thể mua được bằng tiền.
Nhiều người rất tâm đắc với câu nói của một doanh nhân Mỹ rằng "Cái gì không mua được bằng tiền thì sẽ mua được bằng rất nhiều tiền". Tôi luôn muốn chứng minh rằng câu nói này không đúng, rằng it nhất, có một người không thể mua được bằng tiền cũng như không thể mua được bằng rất nhiều tiền.
Về đồng tiền, tôi đề ra nguyên tắc không nhận đồng tiền không do mình làm ra, không được đánh cắp sức lao động của người khác. Cái khó khăn nhất của con người là vượt qua sự cám dỗ của vật chất, đây là điều kiện duy nhất để mình được là mình.
Giáo sư Đặng Hùng Võ, 65 tuổi, chủ nhiệm Bộ môn Địa chính, Đại học Quốc gia Hà Nội; cố vấn cao cấp cho Tổng cục Quản lý đất đai, tư vấn độc lập cho nhiều tổ chức phát triển quốc tế.
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường từ 2002 đến 2007.
Năm 1984, tiến sĩ tại Đại học Bách khoa Warsaw, Ba Lan. Năm 1988, tiến sĩ khoa học tại Học viện Mỏ - Luyện kim Krakow. Năm 1992, được phong Giáo sư.
Ông được đánh giá là một trong những chuyên gia hàng đầu về chính sách đất đai, kinh tế bất động sản, hạ tầng thông tin địa lý.
- Xin hỏi tò mò một chút, số tiền ông kiếm được lúc về hưu so với lúc đương chức như thế nào?
- Tôi công bố thẳng thắn, lúc đương vị lương tháng được khoảng 5 triệu đồng, họp hành cũng được thêm khoảng 2 triệu nữa. Thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, tham gia đào tạo ở các trường đại học cũng được thêm khoảng 100 triệu mỗi năm. Khi về hưu, trong tay cóp nhặt được chưa đầy 1 tỷ, tôi dùng để mua cái xe ô-tô hiện tại đang đi.
Sau khi về hưu, thu nhập của tôi cao hơn rất nhiều. Mỗi năm tôi cũng có thu nhập khoảng 800 triệu sau thuế thu nhập cá nhân.
- Ông đánh giá số tiền ấy như thế nào?
- Cả cuộc đời làm việc mà để ra được 1 tỷ đồng cũng là hợp lý. Xe ô-tô tôi đang đi là xe Fortuner, 7 chỗ, loại ấy cũng bình thường. Xe chỉ là phương tiện để đi lại cho an toàn, không phải là đại gia mới có ô-tô. Có thể đại gia hiện nay người ta dùng những loại xe đắt tiền khác.
Nói thêm về đại gia, mỗi người lại có một quan niệm khác nhau. Thông thường, đa số cho rằng đại gia là người có rất nhiều tiền, có thể từ tham nhũng, buôn lậu, ăn cắp, và sử dụng phung phí kiểu "công tử Bạc Liêu", đi xe "độc", uống rượu "độc", đệ tử tứ phía, chân dài mười phương. Còn theo tôi, đại gia nên được hiểu là người làm được việc mà người khác không làm được.
- Khi làm nghiên cứu sinh ở Ba Lan, ông từng kiếm nhiều tiền. Ông đã làm thế nào?
- Đúng là có kiếm được tiền và tạo ra hướng cho người Việt Nam ở đó kiếm tiền. So với tiềm lực kinh tế của dân ta lúc đó cũng có thể gọi là nhiều, nhưng bây giờ thì chẳng là gì cả. Điều quan trọng là tại đất nước này, tôi đã thay đổi quan niệm về đồng tiền. Những du học sinh Việt Nam khi đó thường kiếm tiền bằng cách mua đồ từ nước ngoài gửi về nước để bán kiếm lời. Vòng quay vốn rất chậm chạp và gian nan. Tôi coi thường việc này, cho rằng vớ vấn, phải đi kiếm tiền là "mạt" rồi.
Thế rồi gia đình cũng khó khăn mà tôi thì vẫn "cao đạo" không thể gửi gì về để trợ giúp, tiền học bổng cũng chỉ đủ ăn mà thiếu mặc. Bạn bè cũng xúm lại cho vay tiền để mua chút ít gửi về, tôi cũng làm theo. Vay rồi cũng chẳng biết lấy gì để trả. Lúc đó mới thấm thía rằng đồng tiền cũng là một phương tiện xuất sắc.
Tôi quyết định phải làm tiền và thay đổi phương thức làm tiền. Câu hỏi đặt ra là: nên buôn bán với trong nước, vòng quay vốn chậm và dòng vốn nhỏ; hay là nên buôn bán giữa các nước châu Âu, dựa vào vốn của thương nhân bản xứ và mạng lưới phân phối của người Việt Nam. Tôi chọn cách thứ hai vì vòng quay vốn ngắn hơn và dòng vốn lớn hơn.
Tôi đã thành công, người Việt Nam ở Ba Lan ngày càng khá hơn, đi đâu cũng ngẩng cao đầu. Đang lúc hệ thống "làm ăn" ổn định nhất thì tôi bảo vệ xong bằng tiến sĩ khoa học bậc 2, hết hạn ở đó và tôi quyết định về nước. Mặc dù thành công trong làm tiền nhưng tôi vẫn giữ nguyên tắc "hãy để tiền là một tên đầy tớ giỏi, không thể để tiền nhẩy lên làm một ông chủ tồi".
- Kiếm nhiều tiền, sao ông không ở lại Ba Lan? Nhất là khi đó đất nước ta còn khó khăn?
- Tôi có kiếm được chút tiền cũng chỉ coi như có thêm phương tiện tốt để làm việc. Sao lại cứ có tiền thì phải ở lại nước ngoài, vậy để nước mình cho ai. Tôi không phải dân kinh doanh chuyên nghiệp, thấy khó chịu thì tự tư duy mà làm, việc nghiên cứu khoa học mới là chính.
Thực ra, khi bảo vệ thành công luận văn tiến sĩ bậc 2 tôi cũng đã có phân vân nên về hay nên ở lại, không phải vì lý do tìm kiếm cuộc sống tốt đẹp hơn mà vì đắn đo ở đâu có thể cống hiến cho khoa học nhiều hơn.
Tôi đã hỏi ông "sếp" của tôi, viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học Ba Lan, rằng tôi nên về nước hay nên ở nước ngoài làm khoa học. Ông nói với tôi không nể nang: "Tôi không nghĩ ông lại hỏi tôi câu này, sao nhiều người Việt Nam muốn ở lại đây thế, vậy ai là người có trách nhiệm làm việc cho Việt Nam?
Tôi hơi ngượng và nói rằng coi như tôi không hỏi ông câu đó. Tôi ra ngay phòng vé máy bay đặt vé về nước sớm nhất.
- Ông nghĩ sao khi nhiều sinh viên Việt Nam du học và ở lại luôn?
- Sự thực, tôi không có ác cảm với những người bỏ lại tổ quốc mà ra đi sinh sống ở nước khác. Mỗi người có một hoàn cảnh riêng, nhưng quan trọng nhất là con người có quyền tự do cư trú.
Khoa học Việt Nam có nhược điểm nhiều hơn ưu điểm. Trước hết, bệnh hình thức quá nhiều, bằng cấp thì nhiều mà thực học thì ít. Sau đó, khoa học nước ta chỉ toàn lý luận, bằng phát minh, sáng kiến công nghệ chẳng có bao nhiêu. Một số máy móc cải tiến gần đây cũng toàn do nông dân nghĩ ra từ thực tế sản xuất. Cuối cùng, hạ tầng cho nghiên cứu khoa học của nước ta còn rất yếu kém, từ trang thiết bị tới thông tin khoa học - công nghệ đều vậy. Thử hỏi rằng nghiên cứu khoa học ở nước ta đã làm gì để cuộc sống này tốt hơn chưa? Ít lắm. Có lẽ người thành công nhất là Lioa, sản phẩm hoàn toàn nội địa đã chiếm lĩnh hết thị trường ổn áp trong nước.
- Ngoài công việc chuyên môn, ông giải trí thế nào?
- Tôi giải trí bằng văn học nghệ thuật, đọc sách văn học, nghe nhạc, xem tranh. Hứng lên nữa thì mình tự chơi nhạc, làm thơ, vẽ tranh.
- Ông đã bao giờ thấy tuyệt vọng?
- Tôi không có khái niệm tuyệt vọng, chịu khó tư duy là tìm ra giải pháp. Tôi luôn cười, vì nghĩ rằng không nên để nỗi buồn xâm chiếm tư duy. Cần biết cách chấp nhận và hài lòng với những gì mình có và những gì mình đã mất. Cái đã mất là cơ hội để bắt đầu phát triển cái tốt hơn. Đến khi lực bất tòng tâm thì cũng không nên để tâm tồn tại nữa!
Còn sống là còn làm việc. Khi làm được điều gì có ích cho ai đó thì có được một niềm vui.
Hương Thu - VnExpress

Thứ Tư, 23 tháng 3, 2011

Proof vừa nhận được tiền lần đầu 4$ từ Infinitybux

Chơi thằng này một thời gian mới nhận được tiền lần đầu của nó, payout 4$ instant request xong một lát là trả luôn. Đáng ra mình rút được từ lâu nhưng vì đi rent 2 thằng reff dở, giá rent thì cao mà click thì lười cuối cùng đến giờ mới nhận được.
Giá click thằng này là 0.01$ / 1 click, payout min lần 1 là 4$, lần 2 là5$,...

http://files.myopera.com/image4u/albums/6572162/po_ifinitybus_2.jpg
Hình 1: Instant payout min 4$


http://files.myopera.com/image4u/albums/6572162/po_ifinitybus_1.png
Hình 2: Nhận tiền về đến Paypal




http://files.myopera.com/image4u/albums/6572162/po_ifinitybus_3.png
Hình 3: Kiểu pay là Instant

Bạn có thể ủng hộ mình bằng cách đăng ký InfinityBux với refferer là mình nhé, link đăng ký paid2youtube đây Đăng ký InfinityBux bạn không mất gì cả nhưng mình sẽ được hưởng một phần hoa hồng từ click của bạn!
 
Chúc các bạn thành công



Theo hoclamgiau

Những dân chơi công nghệ trở thành doanh nhân

Kẻ mê âm thanh rồi mở hẳn chuỗi quán cà phê Hi-end, người sửa loa trở thành chủ nhãn hiệu loa tranh Art Audio hay Giám đốc Công ty Tầm Nhìn Số là thành viên của hội dân chơi HD Việt Nam.
Vào những năm 2002-2003, ở Sài Gòn xuất hiện một địa chỉ vừa uống cà phê vừa thưởng thức nhạc rất hay. Quán cà phê mang tên gọi Hi-end trên đường Nguyễn Văn Thủ được mở ra đầu tiên ở TP HCM dùng âm thanh để thu hút khách.
"Thời đó, phong trào chơi Hi-end còn ít, đồ hơi đắt nên mọi người chỉ nghe trong nhà chứ ít đem ra ngoài. Tôi mở quán với niềm đam mê như là một địa điểm vừa thưởng thức cà phê vừa nghe nhạc chứ không đặt nặng vấn đề kinh doanh", anh Hồng Thanh Phong, chủ quán Hi-end cho biết.
Quán Hi-end ở Nguyễn Văn Thủ với hệ thống âm thanh phục vụ khách. Ảnh: Kiên Cường
Quán Hi-end ở Nguyễn Văn Thủ với hệ thống âm thanh phục vụ khách. Ảnh: Kiên Cường.
Với sự "nghiện" âm thanh của mình, anh Phong đã đầu tư rất nhiều cho hệ thống loa, ampli... tại đây. Hiện nay, dàn đồ của quán Hi-end Nguyễn Văn Thủ phải lên tới cả tỷ đồng, sau 7 năm mở quán đầu tiên, giờ Hi-end đã có thêm 2 cơ sở nữa trên đường Hồ Xuân Hương và Sương Nguyệt Ánh.
Thành công trong kinh doanh nhưng anh Phong lại là dân "ngoại đạo", xuất thân là sinh viên Y khoa, làm bác sĩ gây mê hồi sức, tới năm 37 tuổi mới bắt đầu mở quán từ chính "thú chơi" của mình. "Từ khi sinh viên, tôi đã bắt đầu mày mò, chơi đồ âm thanh có sẵn trong nhà, rồi đến khi mê phải tìm kiếm liên tục đồ hay hơn để nghe. Những lúc qua biên giới ở Lạng Sơn, tôi cũng thường tranh thủ mua đồ điện tử cùa Nhật về", anh Phong chia sẻ.
Có tiền là anh tái đầu tư nâng cấp dàn âm thanh cho quán. Giờ trong nhà anh có khoảng 10.000 cái đĩa CD, có những CD anh kiếm cả 10 năm trời mới thấy. Anh cũng là người tham gia tích cực trong các diễn đàn về hi-end ở Sài Gòn, thường xuyên tụ tập, trao đổi, thử đồ chơi cho những anh em có cùng đam mê với mình. Phong Hi-end đã trở thành cái tên gắn liền trong giới chơi âm thanh Sài Gòn.
Cũng bị "điên đảo" vì âm thanh, cũng gắn tên với thiết bị, anh Nguyễn Hùng Sơn, chủ thương hiệu loa tranh đầu tiên ở Việt Nam Art Audio, được mọi người biết tới với tên Sơn Loa.
Đúng như cái tên, loa như một phần không thể thiếu của anh Sơn. Năm 14-15 tuổi, từ quê nhà Đồng Tháp, anh khăn gói lên Sài Gòn với hành tranh duy nhất là ý nghĩ về loa. Bắt đầu bằng những việc làm như đẩy than ở quận 6, rồi phụ đóng thùng loa, chiều chiều anh lại ra chợ thiết bị Nhật Tảo để sưu tầm, tìm hiểu về các loại loa.
Sau đó, Sơn Loa bắt đầu bắt tay học sửa chữa, "xào nấu" loa, anh cũng treo một bảng sửa chữa loa ngay tại chợ Nhật Tảo. "Từ phục chế, làm quen các đời loa của các hãng, có những loại rất đắt tiền họ cũng tin tưởng đưa cho sửa lại. Sau 10 năm sửa loa, tôi hiểu dần quy luật về củ loa, thùng loa...", anh Sơn phân tích.
Loa tranh đầu tiên của Việt Nam. Ảnh: Kiên Cường
Loa tranh đầu tiên của Việt Nam. Ảnh: Kiên Cường.
Chỉ với tay nghề sửa loa, anh Sơn tính nhẩm thời điểm đó có thể đủ tiền mua xe, mua nhà... nhưng anh quyết định làm một cái gì đó cho riêng mình. "Sau 7 năm nghiên cứu, chỉ để nghe chứ không bán, đến năm 2007-2008 khi loa tranh công bố rộng rãi thì lúc đó thị trường rất mới mẻ", chủ thương hiệu loa tranh nói.
Với một showroom trên đường Lý Nam Đế, quận 11, TP HCM, cùng các đại lý rộng khắp các tỉnh thành, hiện nay loa tranh được mọi người đón nhận với nét "độc" khi kết hợp giữa loa và tranh tạo nên một tác phẩm vừa ngắm vừa nghe, phục vụ cho nhu cầu thẩm mỹ trong các không gian.
Sản phẩm từng được xuất khẩu đi Australia. Chiếc loa tranh có kích thước lớn nhất dành làm tặng phẩm cho dịp 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Loa tranh có hình Trịnh Công Sơn làm từ thiện... Loa tranh thương hiệu Việt đang dần khẳng định tên tuổi trên thị trường.
Không chỉ riêng âm thanh, các công nghệ HD-3D cũng thu hút giới tay chơi Sài Gòn. Giám đốc Công ty Tầm Nhìn Số Võ Ngọc Tài hiện nay từng là người sáng lập ra hội HD Việt Nam, lập nên một website về HD.
Sinh năm 1982, là người Quảng Ngãi, khi vào TP HCM, anh Tài tốt nghiệp khoa toán tin Đại học Khoa học tự nhiên rồi đi làm cho công ty của Singapore. Tuy nhiên, sự đam mê HD-3D đã kéo anh về mở trang web diễn dàn HD để chơi giao lưu học hỏi kinh nghiệm về "thú chơi" với bạn bè anh em.
Công ty Tầm Nhìn Số. Ảnh: H.T
Công ty Tầm Nhìn Số. Ảnh: H.T.
"Khó khăn ban đầu là HD và 3D quá mới mẻ về cả thiết bị và kỹ thuật chuyên sâu, nhưng qua thời gian trải nghiệm có thể đúc kết kinh nghiệm của riêng mình", anh Tài chia sẻ.
Sau đó khi thấy nhu cầu của mọi người về thiết bị HD và 3D khá nhiều nhưng thị trường Việt Nam lại hiếm, giá cả thì đắt, nên anh Tài bắt đầu kinh doanh. Lúc đầu chủ yếu là phục vụ anh em bạn bè trong diễn đàn nhưng do thấy nhu cầu thị trường rất lớn nên anh Tài đã cho ra đời Công ty Tầm Nhìn Số.
Hiện Công ty Tầm Nhìn Số có thể lắp đặt, cung cấp thiết bị trọn gói các nhu cầu về âm thanh và hình ảnh. 'Lúc đầu tôi ra kinh doanh trái với ngành học cũng thấy tiếc nhưng rồi thấy nghề này cũng hợp với mình, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ chuyên sâu về công nghệ, giải pháp hơn là chỉ buôn bán công nghệ đơn thuần.
Kiên Cường - Huy Đức - VnExpress

Kinh doanh vỉa hè, kiếm tiền triệu mỗi ngày

8.000 đồng một cốc trà chanh, 20.000 đồng bánh mỳ hai trứng và 5.000-45.000 đồng cho sản phẩm tạo hình từ bóng bay..., nhiều người có thể kiếm tiền triệu mỗi ngày từ việc bán dạo hay ở vỉa hè khu vực trung tâm Hà Nội.
Tại các quán trà chanh khu vực Nhà Thờ lớn, khách ngồi kín vỉa hè, đôi lúc còn tràn xuống cả lòng đường. Đa phần họ là giới trẻ, học sinh, sinh viên. Thức uống được nhiều người lựa chọn nhất là trà chanh với 8.000 đồng một cốc, có thể kèm với bim bim, hướng dương hoặc thịt bò khô, giá chỉ từ 5.000 đến 30.000 đồng.
Khu vực này đông khách và trở nên thân thuộc tới mức được gán cho cái tên "hợp tác xã trà chanh". Hợp tác xã trà chanh được hình thành từ 5 năm đổ lại đây, khi giới trẻ Hà Thành bắt đầu rộ lên mốt uống trà xanh. Khu vực ngay sát Nhà thờ lớn này rộng chưa đầy 100 mét vuông nhưng có sức chứa cả nghìn người do khách thường ngồi ở cả vỉa hè, thậm chí tràn xuống cả lòng đường. Mỗi ngày, hợp tác xã trà xanh hoạt động tấp nấp từ 9 giờ sáng đến 22 giờ đêm.
Các quán trà chanh phố Nhà Thờ luôn đông nghẹt khách. Ảnh: Xuân Ngọc
Thành Nam, ngồi cùng một nhóm bạn, chia sẻ cậu cũng thường tới đây mỗi khi có thời gian. “Ở hợp tác xã trà chanh này, mọi người hầu như đều dùng thứ này nên có không khí, giá lại rẻ, ngồi ‘chém gió’ đến lúc nào cũng được, không gian rộng, có thể ngắm nhà thờ cổ kính, nghe chuông điểm, nhìn các em 9X biểu diễn xe ‘bốc đầu’ thiện nghệ... nên việc khu vực này đông khách là chuyện thường xuyên”, Nam giải thích.
Chủ một cửa hàng ở đây tiết lộ có hàng nghìn khách mỗi ngày. “Đông quá không thể đếm xuể được, chỉ biết trung bình mỗi ngày phải bán đến vài kg chanh”, anh này nói. Nhưng khi nói về doanh thu, chủ hiệu chỉ cười.
Theo tìm hiểu của VnExpress, để pha 100 cốc trà chanh, chủ tiệm cần 70.000 đồng cho nửa cân chè loại ngon, 2 kg đường hết 46.000 đồng và 3 kg chanh (khoảng 60 quả cỡ trung bình) với 54.000 đồng.
Sau khi trừ chi phí khoảng 170.000 đồng, chủ tiệm sẽ lãi khoảng 630.000 đồng cho 100 cốc trà chanh. Theo cấp số đó, với hàng nghìn cốc trà chanh mỗi ngày, chủ kinh doanh thu về không dưới 5 triệu đồng.
Mỗi người bán dạo khu vực phố cổ phải đi bộ trên dưới 30 cây số mỗi ngày. Ảnh: Xuân Ngọc
Mỗi người bán dạo khu vực phố cổ phải đi bộ trên dưới 30 cây số mỗi ngày. Ảnh: Xuân Ngọc
Cô Viễn (Hàng Bồ, Hà Nội), người có thâm niên trong nghề bán nước dạo ở phố cổ cho hay, thực chất bán ở khu vực này cũng thu nhập được vì khách vãn cảnh rất đông, nếu tạo được mối khách quen là các chủ cửa hàng trên các khu phố cổ thì tha hồ bán hàng.
Theo cô Viễn, mức sống người dân trên này cao nên giá bán ra cũng được gấp đôi những khu bình dân. Như một cốc sữa chua nếp cẩm là 20.000 đồng, cam vắt là 35.000 đồng, nước mơ: 20.000 đồng, chè thì không dưới 15.000 đồng mỗi cốc...
Trong khi đó, chi phí đầu vào cho mỗi thức uống đó khá 'mềm'. 25.000 đồng mỗi cân cam loại ngon có thể vắt được 2-3 cốc, sữa chua có giá 4.000 đồng một hộp, mỗi cân nếp cẩm giá 40.000 đồng có thể pha tới 30 cốc...
Như vậy, với mỗi thành phẩm, những người bán nước dạo như cô Viễn có thể lãi tới hơn 10.000 đồng. Nếu bán đắt khách, hàng trăm cốc mỗi ngày sẽ mang lại cho họ thu nhập không dưới một triệu đồng.
Song, theo nhiều tiểu thương, để kiếm được từng đó tiền cũng không phải dễ dàng gì. Cô Viễn mách nước, dân trên này họ sẵn sàng chi đắt hơn đôi chút nhưng phải đáng đồng tiền bát gạo.
Đồ uống, thức ăn chắc chắn phải sạch và ngon. Cam vắt thì phải đúng là cam tươi, vắt 3 quả một cốc chứ không phải ít nước cam rồi pha loãng nước lọc như những chỗ khác được. Họ uống một lần mà thấy dở rồi bảo nhau thì có bán rẻ cũng không ai mua.
Còn chủ quán trà chanh lại phân trần, khó nhất là đông khách nhưng không có mặt bằng, xe của khách để hết xuống lòng đường nên công an đến là khách ‘chạy tan tác’, nhiều người còn không kịp trả tiền. Lắm bạn ngồi mua rồi ngồi luôn trên xe uống, trật tự đến thì chạy cho nhanh.
Cũng cảnh ngộ như vậy, cô Hoa (trọ ở khu vực Tân Ấp), ngày ngày quẩy gánh bánh mỳ và trứng vịt lộn bán ở khu vực Bờ Hồ cho hay, mỗi ngày cô phải đi bộ trên dưới 30 cây số, khách gọi ở đâu thì lại tạt vào đó bán, cứ một bên thúng hàng, một bên lò than để nồi trứng vịt lộn đi vài chục vòng phố cổ mỗi ngày.
Ai ăn bánh mỳ trứng thì cô lại bắc nồi vịt lộn xuống, bắc chảo lên rán trứng. "Nhưng ngặt nỗi khu này đất chật người đông, dừng chỗ nào cũng khó. Lắm khi, vừa dừng chân đã bị chủ cửa hàng và trật tự khu vực ra đuổi”, cô Hoa than vãn.
Xuân Ngọc- VnExpress

Thu mua đồng nát, tậu nhà Hà Nội

Nhìn vào dinh cơ 3 tầng giữa lòng thủ đô của chị Hạnh (Minh Khai, Hà Nội), không ai nghĩ đó là thành quả từ những gánh đồng nát, sắt vụn.
Gần 10 năm trước, chị Hạnh chân ướt chân ráo lên Hà Nội kiếm tiền phụ mẹ nuôi lũ em. Bằng cấp không, họ hàng không, chị đánh liều sắm cái thúng, đòn gánh rồi cũng đi rao đồng nát như ai và bắt đầu một “sự nghiệp” mà chị nghĩ cả đời không ngửa mặt lên được.
Nếu chăm chỉ, nhiều người có thể làm giàu từ nghề đồng nát. Ảnh: Xuân Ngọc
Nếu chăm chỉ, nhiều người có thể làm giàu từ nghề đồng nát. Ảnh: Xuân Ngọc
Những năm đầu tiên, chị chỉ kiếm đủ tiền nuôi miệng, thuê nhà trọ ở khu ổ chuột và gửi một chút về cho gia đình ở Hưng Yên. Nhưng làm hơn một năm trong nghề, thấy nhiều người giàu lên, chị cũng lân la đi theo bắt chước.
“Hóa ra thu gom đồng nát không phải chỉ là giấy, sắt vụn, chai lọ như mình nghĩ. Những thứ cồng kềnh, nặng nề, thậm chí hôi hám như cửa sắt hỏng, đồ điện cũ, bới giày cũ trong các bãi rác... mới là những cái ra tiền”, chị Hạnh nói.
Theo tìm hiểu của VnExpress.net, hiện nay, giá mỗi cân giấy vụn mà cánh đồng nát thu mua là 3.000-6.000 đồng tương ứng với giấy bìa, giấy photo, giấy vở viết. Khi bán lại cho chủ buôn, mỗi cân giấy người bán lãi được 500-800 đồng.
Còn những tấm cửa nhôm, sắt hay đồ điện cũ, sau khi cạo sạch rỉ, người thu mua có thể đem bán với giá gấp 2 đến 3. Đây là những món hàng mang lại lợi nhuận cao cho nghề này.
Như một chiếc quạt cũ mua theo giá sắt vụn chỉ 15.000-20.000 đồng, nhưng nếu gặp khách, bán trao tay có thể lãi tới 50.000-70.000 đồng mỗi chiếc. Bếp gas cũ chỉ mua với giá 50.000 đồng có thể bán lại cho các chủ kinh doanh mặt hàng này với giá 120.000 đồng.
Bới trong những đống rác, mong tìm được những phế liệu có thể bán được. Ảnh: Xuân Ngọc
Bới trong những đống rác, mong tìm được những phế liệu có thể bán được. Ảnh: Xuân Ngọc.
Sắt vụn mua với giá 5.000 đồng một kg thì sau khi làm mới bằng giấy ráp có thể bán cho những chủ hiệu hàn xì với giá gấp đôi, còn bán cho chủ thu gom sắt vụn với giá 8.000 đồng mỗi kg. Những đôi giày cũ, hỏng được lượm từ những đống rác, sau khi giặt sạch, dán đế bằng keo con voi rồi bán cho những nơi buôn giày dép hàng thùng với giá 10.000 đồng, không mất vốn, chỉ tốn công sức.
Nhờ vậy, không ít người đã tích được vốn liếng sau vài năm làm nghề để mở một cơ sở riêng. Chị Tám (quê Phú Thọ), chủ cơ sở thu mua phế liệu trên đường Nguyễn Khoái tiết lộ, với những người mới vào nghề, nếu chăm chỉ mỗi tháng cũng có thể kiếm được khoảng 5-6 triệu. Còn khi đã mở được một cơ sở riêng mình thì thu nhập sẽ tăng gấp đôi, thậm chí gấp ba.
Chia sẻ về căn nhà đang ở rộng chừng 50 mét vuông, chị Hạnh cho biết thêm, đó là nơi ngày trước chị thuê để “tập kết” hàng, phân loại rồi chuyển về những khu tái sinh. “Hồi đấy, thuê có 300.000 đồng, quây tôn xung quanh để chứa hàng, dựng tạm gác xép ở trên để ngủ. Ba năm sau tôi mua được miếng đất và kiếm thêm 2 năm nữa thì xây được như bây giờ”, chị vui vẻ kể lại.
Khi đã làm lâu năm, tích được mốt số vốn, nhiều người có thể mở cơ sở của riêng mình. Ảnh: Xuân Ngọc
Khi đã làm lâu năm, tích được mốt số vốn, nhiều người có thể mở cơ sở của riêng mình. Ảnh: Xuân Ngọc
Tất nhiên những người cất được nhà Hà Nội từ gánh sắt vụn như chị Hạnh không nhiều. "Sau khi đã có một số vốn nhất định từ nghề này, cần chuyển sang làm đầu thu gom phế liệu hoặc đầu tư vào một lĩnh vực lân cận như chuyên thu mua các que hàn, phế liệu thừa ở các nhà máy, công trường", chị Hạnh mách nước.
Nghề thu gom sắt vụn và phế liệu xuất hiện từ khá lâu. Đa phần, họ đều là những người tỉnh lẻ, học hành dở dang và lên Hà Nội hay các thành phố lớn để mưu sinh. Các cơ sở thu mua phế liệu hiện nay rải rác trên nhiều tuyến phố ở Hà Nội như Minh Khai, Đê La Thành, Nguyễn Khoái, Láng...
Theo nhiều người trong nghề, làm ra tiền trong nghề nay cũng cực kỳ vất vả. Chị Tám cho hay, mỗi ngày đi bộ không dưới 20 cây số, nhiều hôm gánh nặng về sưng vù vai vì đòn gánh tỳ vào nhưng vẫn thấy vui hơn những hôm thúng gánh nhẹ bẫng nếu không thu mua được gì. Rồi nhiều đêm còn thức trắng để cọ rỉ sắt, ra những đống rác lớn lượm đồ cũ hỏng về bán.
“Nhiều hôm, cả cái cửa to chềnh ềnh, một mình mình phải lấy kìm vặn từng móc nối ra để cho vào thúng gánh về. Ngày đi gom hàng, đêm đến lại bịt khẩu trang ngồi cạo rỉ sắt. Khi ngủ cũng ngửi thấy mùi nồng nồng, hôi hôi của những vỏ lon còn sót bia hay mùi ẩm, mốc của giấy, sắt rỉ. Thậm chí khi đã là ‘chủ’, ngồi đập bẹp vỏ lon cũng sưng vù cả tay”, chị Tám kể.
Nhưng với những người làm nghề, nỗi khổ vì lao động chân tay nặng nhọc đó dường như cũng chưa thấm thoát vào đâu so với định kiến xã hội dành cho họ. Không ít nơi, những người đi thu gom đồng nát vẫn bị gán cho cái tiếng vô học, ăn cắp vặt, trộm từ đôi dép đến thùng cát tông. “Cũng có con sâu làm rầu nồi canh, nhưng nếu nghĩ ai cũng vậy thì oan cho những người kiếm tiền từ chính mồ hồi nước mắt”, chị Mỹ (Thường Tín, Hà Nội) chua xót nói.
Xuân Ngọc - VnExpress

Lãi vài nghìn, thu nhập bạc triệu

Không có bằng cấp và vốn liếng lớn, nhiều tiểu thương chấp nhận buôn bán những mặt hàng nhỏ nhặt, lấy công làm lãi, thậm chí có thể thu nhập gấp đôi dân công sở.
Bán dưa cà cũng có thể mang lại thu nhập khá cho tiểu thương. Ảnh: Xuân Ngọc
Bán dưa cà cũng có thể mang lại thu nhập khá cho tiểu thương. Ảnh: Xuân Ngọc
Cứ mỗi buổi cơm trưa và tối, các hàng bán dưa cà, hành muối trên khắp ngõ xóm ở Hà Nội lại đông khách. Anh Thái, chủ một quầy dưa cà trong chợ Cầu Giấy cho biết thông thường, để ăn trong bữa họ mua 2.000 dưa hoặc 5.000 hành muối. Những nhà mua dưa chua về nấu canh thì có thể mua tới 10.000 đồng.
Số tiền từng lần không nhiều nhưng hàng chục, hàng trăm khách mỗi ngày cũng mang lại khoản thu không nhỏ cho chủ cửa hàng. Chị Ngọc Anh, bán dưa cà trong ngõ Huế tiết lộ có những ngày cộng cả vốn và lãi, anh chị cũng thu được gần 500.000 đồng. “Trung bình mỗi ngày cũng bỏ túi được 2 đến 3 trăm nghìn. Những hôm lạnh trời, nhiều người mua dưa về nấu canh hay đợt ra Tết vừa rồi, mọi người mua hành muối về ăn với bánh chưng nhiều thì cũng được tới 500.000 đồng mỗi ngày”, chị không giấu giếm.
Mấy bình dưa, cà thế này cũng giúp chị Ngọc Anh có thu nhập ổn định. Ảnh Xuân Ngọc
Mấy bình dưa, cà thế này cũng giúp chị Ngọc Anh có thu nhập ổn định. Ảnh: Xuân Ngọc
Cũng tương tự như vậy, trưa đến, từ 10 giờ 30 phút đến gần 14 giờ, các gánh bún đậu mắm tôm, đều nườm nượp khách. Mỗi xuất 12.000-15.000 đồng, thường tập trung ở vỉa hè những khu vực có nhiều cơ quan, bệnh viện.
Các quán bún ốc thì bán với giá nhỉnh hơn, 15.000-20.000 đồng mỗi bát và thường bán vào buổi sáng và trưa. Chủ cửa hàng bún ốc đậu gần trường THPT Thăng Long cung cấp trung bình mỗi ngày bác bán được từ 80 đến hơn 100 bát.
Theo tìm hiểu của VnExpress, các mặt hàng trên đều có giá thành khá rẻ so với thực phẩm trong thời bão giá như hiện nay nên được đông đảo người tiêu dùng chọn lựa. Lãi thu về của mỗi thành phẩm không cao, chỉ 1.000-10.000 đồng nhưng vẫn thu hút rất nhiều lao động tham gia do lãi ít nhưng thu nhập cả tháng lại khá lớn.
Như muối 5 cân cải bẹ: 25.000 đồng, thêm một chút muối, nước và 5.000 hành, chủ hàng có thể bán được 30 bát dưa loại 2.000 đồng. Cứ theo đó, chủ kinh doanh bán đắt khách có thể lãi được hơn 100.000 mỗi ngày và thu nhập cả tháng không thấp hơn 4 triệu đồng.
Các hàng quán bún đậu mắm tôm thu hút nhiều khách mỗi buổi trưa. Ảnh: Xuân Ngọc
Các hàng quán bún đậu mắm tôm thu hút nhiều khách mỗi buổi trưa. Ảnh: Xuân Ngọc
Còn các gánh bún đậu mắm tôm thì còn lãi hơn như vậy nhiều lần. Giá thành mỗi xuất chỉ vào khoảng 7.000-8.000 đồng, gồm đậu phụ, mắm tôm, dấm, quất, ớt, chút rau kinh giới và bún nắm. Chủ hàng bán với giá 12.000 đồng, như vậy chỉ cần 100 xuất mỗi ngày, cũng lãi tới 400.000 đồng và cả tháng chừng 10 triệu đồng.
Tương tự, mỗi cân ốc giá từ 20.000-40.000 đồng tùy theo ốc nhỏ hay ốc to, chủ hàng có thể chia vào 10 bát bún. Sau khi trừ chi phí nước dùng, hành rau, đậu và giò, mỗi bát bán với giá 15.000-20.000, tiểu thương cũng đã có thể lãi một nửa trong đó.
Theo kinh nghiệm của những người trong nghề, do lãi ít nên những quán hàng này muốn kiếm được thì phải thu hút lượng khách lớn. Chị Mai, người có thâm niêm 5 năm bán bún đậu mắm tôm chia sẻ muốn bán được nhiều hàng phải chọn những chỗ đông người ăn, bán hàng cũng phải để ý sở thích từng người, như khách ăn một lần thì lần sau là phải nhớ họ thích ăn đậu già hay non, đặc biệt nhìn chai mắm tôm lúc nào cũng phải sạch sẽ mới được.
Chị Hường ở Hoàng Mai mới bán bún ốc sau Tết, nhưng giờ đã có một lượng khách đông đảo. Ngày nào bán chừng 50-60 kg bún, chị cầm chắc lãi 1,5-2 triệu đồng.
Còn bác Quý (bán dưa ở phố Quỳnh Lôi) cho rằng quán nhà bác luôn đông khách chục năm nay bởi bác muối dưa bằng nước đun sôi để nguội. “Dưa cà muối bằng nước đun sôi để nguội thì nước sẽ có màu trong vắt”, bác Quý mách nước.
Do bán rong nên nhiều người mất đáng kể số lượng khách quen. Ảnh: Xuân Ngọc
Do bán rong nên nhiều người mất đáng kể số lượng khách quen. Ảnh: Xuân Ngọc
Tuy nhiên, để có được thu nhập tương đối trong những nghề lấy công làm lãi kiểu này, tiểu thương cũng phải vô cùng vất vả. Chị Mai tâm sự, nhiều hôm vừa bán, vừa rán đậu mà hơi lò than bốc lên bỏng rát cả mặt, cả tay. Nhưng theo chị, khổ nhất là khi đã bán được quen khách ở một điểm lại bị chủ nhà khu vực đó đuổi đi, không cho ngồi nhờ vỉa hè nữa, đến nơi khác đành tạo mỗi khách quen từ đầu.
“Bán được ngày nào hay ngày đó chứ ráo mồ hôi là ráo tiền. Cũng nhiều khi tính ra thì thu nhập còn cao hơn lương giáo viên, bác sĩ nhưng mình đã chẳng có địa vị xã hội gì, về già cũng không có chế độ nhà nước nên có học vẫn hơn”, chị Mai nói tiếp.
Còn chị Hường (bán bún ốc ở Hoàng Mai) phải dậy từ 4-5h sáng chuẩn bị bày hàng quán, rồi bán miệt mài tới 5-6h chiều mới dọn về. Ăn vội vàng bát cơm tối, rồi chị lại xoay sở làm sẵn nguyên liệu cho buổi bán hàng hôm sau.
Xuân Ngọc - VnExpress

Những nghịch lý MMO - online earning money ?

Sau một quá trình học hỏi thực hành và liên tục hoàn thiện, một số điều tưởng như nghịch lý trên thực tế mình đã được trải nghiệm và muốn chia sẻ ít nhiều trong bài viết này. Những kinh nghiệm học hỏi được chia sẻ ở đây vẫn còn rất khiêm tốn nhưng mình sẽ tiếp tục hoàn thiện bài viết này để có được một bài viết hay.

Traffic giảm profit tăng ?: khi isp gặp trục trặc, một tuần, rồi hai tuần server liên tục down lượng truy cập và số trang view rớt thê thảm từ 3000 vistor / 6000 pageview xuống 1000/3000 mỗi ngày thì lợi nhuận lại tăng gấp 30 lần??? Page Rank tăng từ 4 lên 5?

Giảm số trang nội dung, tăng rank là lợi nhuận??? : khoảng giữa tháng 7 khi quyết định điều chỉnh chính sách, nội dung được giảm thiểu, tất cả những bài không liên quan kiểu copy paste được unpublish? Điều kỳ lạ là sau đó khoảng 1 tháng thì alexa rank tăng từ 800 - 400 và PR tăng từ 3-4, số chỉ mục được google đánh tăng từ 6 lên 10 ???

Chuyển từ web động sang web tĩnh (joomlar sang html) lợi nhuận tăng lên?: từ khi khởi động bussiness model server liên tục gặp trục trặc với những nguyên nhân rất dở hơi như hết bandwidth, hết hosting space (do log file quá lớn 1G / 1 ngày?), hết CPU limit??? Lời khuyên từ isp là chuyển sang dedicate server khoản 3tr/tháng so với gói share server khoảng 2tr/năm. 

Trong khi cũng lượng visit gấp 3 lần như thế, số lượng thành viên khoảng 30 000 với 200 000 session trong suốt 2 năm trước đó trơn tru không có sự cố gì lớn, mọi sự cố chỉ liên tục bắt đầu kể từ khi chuyển đổi mô hình? Thuê dedicate server trong bối cảnh không có nguồn tài chính ổn định là không thể. so sánh với tình huống blog miễn phí cũng có thể chịu được vài nghìn truy cập mỗi ngày. Quyết định chuyển từ web động sang web tĩnh (joomlar sang html) và chỉ giữ lại nội dung tối thiểu. Ngay tuần đầu tiên đã thu được trái ngọt dù traffic giảm 1/3 nhưng chất lượng traffic tăng 30 lần :-)

Những thuận lý : lợi nhuận quảng cáo liên quan tới tỉ lệ CTR (click through rate) liên quan trực tiếp đến vị trí đặt quảng cáo, độ kết hợp của quảng cáo với site, độ phù hợp của quảng cáo với

Một triết lý kinh doanh quan trọng : under-promissing and over-delivery

Tăng traffic 30% trong 1 tuần bằng cách tăng số bài viết lên 30% (lưu ý là số bài viết chứ ko phải bài copy paste nếu tăng số bài copy có thể rank thậm chí còn giảm đi ) điều này đúng hơn đặc biệt với những site lâu uy tín có nhiều thành viên đăng ký. Mặt trái là tăng quá mức 30% có thể giảm traffic do gây phiền đến bạn đọc đăng ký nhận bài.

Bài viết hưũ ích, độc đáo, được SEO tốt càng tăng hiệu quả của kỹ thuật này.

Thứ Hai, 21 tháng 3, 2011

Sức mạnh blog, blog có thể làm được những gì cho bạn?

Những gì tôi chia sẻ với các bạn ở đây là những gì tôi giác ngộ được sau một thời gian chơi blog từ năm 2005 đến nay.

Không chỉ là trang nhật ký ??? Nói ra cũng xấu hổ nhưng sự thực tôi chỉ quan niệm blog như một trang nhật ký cho đến năm 2009, sau một số sự việc mà tôi sẽ chia sẻ sau này, chính vì quan niệm như vậy nên lúc đầu, tôi chỉ tập hợp những gì mà người ta thường làm khi viết nhật ký và quẳng lên blog, ngẫu hứng, tùy tiện và ... sau khoảng một năm thì blog của tôi trông không khác gì một đống rác với khoảng vài chục visit / ngày nhưng cũng làm tôi thấy rất tự hào :).
http://looneytunes09.files.wordpress.com/2011/03/neeedmoney.jpg 
Nguồn Google

Sang năm thứ 2 chiều hướng có vẻ tệ đi vì thay vi viết blog thì tôi dùng nó như sổ nháp lưu lại mọi link hay mà mình tìm kiếm được linh tinh để tập trung khi cần mở ra đọc cho đỡ quên, nhưng việc này càng làm cho tình hình tệ đi cho đến khi tôi quên bẵng mất thói quen viết blog trong một thời gian ...

Cho đến năm 2009, sau khi một trang web dự án hết tiền và tôi phải quyết định tự bỏ tiền túi để duy trì nó hoặc để cho nó expired (và đem công sức của 2 năm đổ xuống sông xuống biển???).

Tiếc công tiếc của tôi quyết định cứu vớt tình thế bằng cách chuyển các nội dung của site cũ sang blog chỉ  với một ý nghĩ duy nhất là để tiết kiệm phí hosting và cũng chỉ duy trì cái tên miền là mức chi phí tối thiểu ~ 10$ / năm gì đó để khỏi vứt đi mất 2 năm vất vả xây dựng và rank cho trang web có được sau 2 năm.

Điều kỳ  diệu đã xảy ra? sau khi chuyển sang blog vài tháng tôi thấy rank và lượng visit đến trang còn cao hơn cả trang web được thiết kế cầu kỳ  công phu, trước với trang web trên Joomlar mỗi ngày tôi có khoảng 800 - 1000 visit thì nay với blog ngày cao điểm nhất của tôi lên tới 3500 visit trong khi tôi không mất một xu phí hosting nào cả còn với web trên joomlar tôi tốn gần 200$/ năm chi phí sharehost chưa kể công sức post bài quản trị,... trong khi còn phải xin tài trợ các kiểu vì lý do bandwidth limit hoặc cpu limit ... support kỹ thuật khi host ở VN thì thật tệ?

Được khuyến khích bởi những thành công bước đầu, tôi lại tìm hiểu thêm về các blog như probloger.net hay blog của Jochow,..học hỏi dần dần mỗi ngày một chút đến nay tôi gần như không còn dùng web nữa (trừ các dịch vụ trên web) và ngày càng khám phá ra nhiều điều hay ho từ blog. Blog cũng đem lại một nguồn thu nhập đáng kể cho tôi và đây là lý do tôi ngày càng ưa sử dụng blog cho công việc của mình cũng như khuyến khích bạn bè sử dụng blog hiệu quả cho các công việc kinh doanh, quảng bá cho tổ chức của họ.

Muôn vẻ blog ? dưới đây là một số ứng dụng blog đa dạng mà tôi đã tìm được trên Internet giới thiệu để các bạn tham khảo cho công việc của mình

Blog bán hàng


Hình 1: Shop quần áo trực tuyến với các mặt hàng xách tay :)

Tải mẫu blog thời trang đẹp tại đây





Blog cho dự án hoạt động từ thiện hoặc cộng đồng : Đây là hình thức hợp lý nhất vì ít tốn chi phí


Hình 2: Một blog cho hoạt động thanh niên

Tải mẫu blog thanh niên hoạt động cộng đồng tại đây


Blog cho tổ chức thiếu nhi


Hình 3: Một blog dành cho tổ chức trại hè cho thiếu nhi

Tải mẫu blog trại hè cho thiếu nhi tại đây



Như vậy bạn có thể thấy blog có thể làm nhiều điều cho bạn hơn một nhật ký điện tử như nhiều người lầm tưởng, với khả năng tùy biến mạnh mẽ, thư viện hỗ trợ từ cộng đồng và nền tảng Web 2.0, 3.0+ giúp bạn biến những ý tưởng sáng tạo của bạn thành hiện thực. Blog không chỉ giúp bạn trong cuộc sống mà còn trong cả công việc kinh doanh hay xã hội của bạn, với một chút sáng tạo bạn có thể làm chủ dễ dàng một công cụ mạnh mẽ giúp bạn trong mọi việc.

Chúc các bạn thành công và sáng tạo nhiều hơn nữa với blog!

Thứ Sáu, 11 tháng 3, 2011

Bài học thành công từ gã ăn mày

Qua câu truyện với gã ăn mày này mình thấy rất đáng để suy ngẫm. Hôm nay, mình xin đăng lại nội dung bài viết này để chúng ta cùng suy nghĩ và tự rút ra cho mình bài học nhé.



“Tôi xách túi đồ nhãn hiệu Gucci ra khỏi Tràng Tiền Plaza rồi đứng lại ở cửa chờ bạn. Một tay ăn mày chuyên nghiệp phát hiện ra tôi, sán tới đứng trước mặt. Câu chuyện của tôi chỉ có thế thôi.

Thế nhưng tay ăn mày đã dạy tôi một bài học kinh tế còn sâu sắc hơn một khoá học MBA ở trường. Tôi kể câu chuyện này chính bởi ý nguyện của tay ăn mày đó.

- Xin anh… cho tôi ít tiền đi! – Tôi đứng đó chả có việc gì nên tiện tay vứt cho hắn đồng tiền xu, rồi bắt chuyện cùng nhau.

Ăn mày rất thích kể lể.

- Tôi chỉ ăn mày quanh khu mua sắm này thôi, anh biết không? Tôi chỉ liếc một phát là thấy anh ngay. Đi mua Gucci ở Plaza chắc chắn nhiều tiền…

- Hả? Ông cũng hiểu đời phết nhỉ! – Tôi ngạc nhiên.

- Làm ăn mày, cũng phải ăn mày cho nó có khoa học. – Ông ta bắt đầu mở máy.

Tôi ngẫm nghĩ một lát, thấy thú vị bèn hỏi:

- Thế nào là ăn mày một cách khoa học?

Tôi nhìn kỹ ông ta, đầu tóc rối bù, quần áo rách nát, tay gầy giơ xương, nhưng lại sạch sẽ.

Ông ta giảng giải:

- Ai chẳng sợ và ghét ăn mày, nhưng tôi tin anh không ghét tôi, tôi đoan chắc điều đó. Đấy là điểm tôi khác biệt với những thằng ăn mày khác.

Tôi gật đầu đồng ý, đúng là tôi không ghét ông ta, nên tôi đang nói chuyện với ông ta đấy thôi.

- Tôi biết phân tích SWOT, những ưu thế, bất lợi, những cơ hội và nguy cơ. Đối mặt với những thằng ăn mày là đối thủ cạnh tranh của tôi, ưu thế (Strengths) của tôi là tôi không làm người ta phản cảm, lánh sợ. Cơ hội (Opportunities) và nguy cơ (Threats) thì chỉ là những yếu tố điều kiện bên ngoài thuộc về hoàn cảnh, có thể là dân số ở đây đông hay vắng, thành phố có quyết định chỉnh trang đô thị, dẹp hè phố chăng…

- …???

- Tôi đã từng tính toán rất cụ tỉ (cụ thể và tỉ mỉ) rằng, khu vực thương mại này người qua lại đông, mỗi ngày khoảng mười nghìn người, nghèo thì nhiều lắm, nhưng người giàu còn nhiều hơn. Trên phương diện lý luận thì giả như mỗi ngày tôi xin được mỗi người một đồng xu một nghìn đồng, thì mỗi tháng thu nhập của tôi đã được ba trăm triệu đồng. Nhưng thực tế thì đâu phải ai cũng cho ăn mày tiền, mà một ngày làm sao tôi đi xin được mười nghìn lượt người. Vì thế, tôi phải phân tích, ai là khách hàng mục tiêu của tôi, đâu là khách hàng tiềm năng của tôi.

Ông ta lấy giọng nói tiếp:

- Ở khu Tràng Tiền Plaza này thì khách hàng mục tiêu của tôi chiếm khoảng 30% số lượng người mua sắm, tỉ lệ thành công khoảng 70%. Lượng khách hàng tiềm năng chiếm khoảng 20%, tỉ lệ thành công trên đối tượng này khoảng 50%. Còn lại 50% số người, tôi chọn cách là bỏ qua họ, bởi tôi không có đủ thời gian để tìm vận may của mình với họ, tức là xin tiền họ.

- Thế ông định nghĩa thế nào về khách hàng của ông? – Tôi căn vặn.

- Trước tiên, khách hàng mục tiêu nhé. Thì những nam thanh niên trẻ như anh đấy, có thu nhập, nên tiêu tiền không lưỡng lự. Ngoài ra các đôi tình nhân cũng nằm trong đối tượng khách hàng mục tiêu của tôi, họ không thể mất mặt trước bạn khác phái, vì thế đành phải ra tay hào phóng. Rồi tôi chọn các cô gái xinh đẹp đi một mình là khách hàng tiềm năng, bởi họ rất sợ bị lẽo đẽo theo, chắc chắn họ chọn cách bỏ tiền ra cho rảnh nợ. Hai đối tượng này đều thuộc tầm tuổi 20-30. Nếu tuổi khách hàng nhỏ quá, họ không có thu nhập, mà tuổi già hơn, thì họ có thể đã có gia đình, tiền bạc bị vợ cầm hết rồi. Những ông chồng đó biết đâu có khi đang âm thầm tiếc hận rằng không thể ngửa tay ra xin tiền của tôi ấy chứ!

- Thế thì mỗi ngày ông xin được bao nhiêu tiền?

- Thứ hai đến thứ sáu, sẽ kém một chút, khoảng hai trăm nghìn. Cuối tuần thậm chí có thể 4-500 nghìn.

- Hả? Nhiều vậy sao?

Thấy tôi nghi ngờ, ông ta tính cho tôi thấy:

- Tôi cũng khác gì anh, tôi cũng làm việc tám giờ vàng ngọc. Buổi sáng từ 11h đến tối 7h, cuối tuần vẫn đi làm như thường. Mỗi lần ăn mày một người tôi mất khoảng 5 giây, trừ đi thời gian tôi đi lại, di chuyển giữa các mục tiêu, thường một phút tôi xin được một lần được một đồng xu 1 nghìn, 8 tiếng tôi xin được 480 đồng một nghìn, rồi tính với tỉ lệ thành công 60% [(70%+50%)÷2] thì tôi được khoảng 300 nghìn.

Chiến lược ăn mày của tôi là dứt khoát không đeo bám khách chạy dọc phố. Nếu xin mà họ không cho, tôi dứt khoát không bám theo họ. Bởi nếu họ cho tiền thì đã cho ngay rồi, nếu họ cho vì bị đeo bám lâu, thì tỉ lệ thành công cũng nhỏ. Tôi không thể mang thời gian ăn mày có giới hạn của tôi để đi lãng phí trên những người khách này, trong khi tôi có thể xoay ngay sang mục tiêu bên cạnh.

Trời, tay ăn mày này có đầu óc quá đi, phân tích như thể giám đốc kinh doanh hoặc giám đốc tiếp thị vậy.

- Ông nói tiếp đi! – Tôi hào hứng.

- Có người bảo ăn mày có số may hay xui, tôi không nghĩ thế. Lấy ví dụ cho anh nhé, nếu có một thanh niên đẹp trai và một phụ nữ xinh đẹp đứng trước cửa shop đồ lót mỹ phẩm, thì anh sẽ chọn ai để ăn mày?

Tôi ngẫm nghĩ rồi bảo, tôi không biết.

- Anh nên đi đến xin tiền anh thanh niên kia. Vì đứng bên anh ta là một phụ nữ đẹp, anh ta chẳng lẽ lại không cho ăn mày tiền. Nhưng nếu anh đi xin cô gái đẹp, cô ta sẽ giả vờ là ghê sợ anh rồi lánh xa anh.

Thôi cho anh một ví dụ nữa: Hôm nọ đứng ở cửa siêu thị BigC có một cô gái trẻ tay cầm túi đồ vừa mua từ siêu thị, một đôi nam nữ yêu nhau đang đứng ăn kem, và một anh chàng đóng bộ công chức chỉnh tề, tay xách túi đựng máy tính xách tay. Tôi chỉ nhìn họ ba giây, sẽ không ngần ngừ bước thẳng tới mặt cô gái trẻ xin tiền, cô gái cho tôi hẳn hai đồng xu, nhưng ngạc nhiên

hỏi tôi tại sao chỉ xin tiền có mỗi cô ta. Tôi trả lời rằng, cái đôi tình nhân kia đang ăn, họ không tiện rút ví ra cho tiền, anh kia trông có vẻ lắm tiền, trông như sếp nhưng vì thế trên người họ thường không có sẵn tiền lẻ. Còn cô vừa mua sắm ở siêu thị ra, cô tất còn ít tiền thừa, tiền lẻ.

Chí lý, tôi càng nghe tay ăn mày nói càng tỉnh cả người ra.

- Cho nên tôi bảo rồi, tri thức quyết định tất cả!

Tôi nghe sếp tôi nói bao lần câu này, nhưng đây là lần đầu tôi nghe một thằng ăn mày nói câu này.

- Ăn mày cũng phải mang tri thức ra mà ăn mày. Chứ ngày ngày nằm ệch ra ở xó chợ, cầu thang lên đường vượt giao lộ, xin ai cho được tiền? Những người đi qua giao lộ, chạy qua cổng chợ đều vội vàng hoặc cồng kềnh, ai ra đấy mà chơi bao giờ, ra đấy xin chỉ mệt người. Phải trang bị tri thức cho chính mình, học kiến thức mới làm người ta thông minh lên, những người thông minh sẽ không bao giờ ngừng học hỏi kiến thức mới. Thế kỷ 21 rồi, bây giờ người ta cần gì, có phải là cần nhân tài không?

Có lần, có một người cho tôi hẳn 50 nghìn, nhờ tôi đứng dưới cửa sổ gào: “Hồng ơi, anh yêu em”, gào 100 lần. Tôi tính ra gọi một tiếng mất 5 giây, thời gian cũng tương tự như tôi đi ăn mày một lần, nhưng lợi nhuận đạt được chỉ 500 đồng, còn kém đi ăn mày, thế là tôi từ chối.

Ở đây, nói chung một tay ăn mày một tháng có thể đi xin được một nghìn hoặc tám trăm lần. Người nào may mắn thì cùng lắm đi xin được khoảng hai nghìn lần. Dân số ở đây khoảng ba triệu, ăn mày độ chục anh, tức là tôi cứ khoảng mười nghìn người dân mới ăn mày một người. Như thế thu nhập của tôi ổn định, về cơ bản là cho dù kinh tế thế giới đi lên hay đi xuống, tình hình xin tiền của tôi vẫn ổn định, không biến động nhiều.

Trời, tôi phục tay ăn mày này quá!

- Tôi thường nói tôi là một thằng ăn mày vui vẻ. Những thằng ăn mày khác thường vui vì xin được nhiều tiền. Tôi thường bảo chúng nó là, chúng mày nhầm rồi. Vì vui vẻ thì mới xin được nhiều tiền chứ.

Quá chuẩn!

- Ăn mày là nghề nghiệp của tôi, phải hiểu được niềm vui do công việc của mình mang lại.( Chỗ này sao giống Thầy Thiêm nói quá!!!) Lúc trời mưa ít người ra phố, những thằng ăn mày khác đều ủ rũ oán trách hoặc ngủ. Đừng nên như thế, hãy tranh thủ mà cảm nhận vẻ đẹp của thành phố. Tối về tôi dắt vợ và con đi chơi ngắm trời đêm, nhà ba người nói cười vui vẻ, có lúc đi đường gặp đồng nghiệp, tôi có khi cũng vứt cho họ một đồng xu, để thấy họ vui vẻ đi, nhìn họ như nhìn thấy chính mình.

- Ối ông cũng có vợ con?

- Vợ tôi ở nhà làm bà nội trợ, con tôi đi học. Tôi vay tiền ngân hàng Vietinbank mua một căn nhà nhỏ ở ngoại thành, trả nợ dần trong mười năm, vẫn còn sáu năm nữa mới trả hết. Tôi phải nỗ lực kiếm tiền, con tôi còn phải học lên đại học, tôi sẽ cho nó học Quản trị kinh doanh, Marketing, để con tôi có thể trở thành một thằng ăn mày xuất sắc hơn bố nó.

Tôi buột miệng:

- Ông ơi, ông có thu nhận tôi làm đệ tử không?

Internet

Những câu chuyện kinh doanh

Ở một tiệm bán bún đông khách, nhiều người khó chịu với cái muỗng nhỏ hơn bình thường khiến lượng thức ăn đưa lên miệng ít, còn loại đũa nhựa cứ khiến bún trơn tuột...
1/ Mặt bằng và cây muỗng:
Ở một tiệm bán bún nọ khách rất đông và hầu như lúc nào cũng quá tải. Do chế biến ngon nên mặc dù trong hẻm số lượng khách lúc nào cũng đông đúc và luôn luôn trong tình trạng khách đứng chờ cho có bàn để ngồi. Nên mỗi lần mình tới đó ăn là cứ nghe bà chủ "kể khổ" về chuyện mặt bằng; muốn kê thêm vài cái bàn ra phía trước thì bị công an phạt vì tội lấn chiếm lòng lề đường, muốn mua hai cái nhà kế cạnh thì không có tiền mua (và có thể người ta không bán), muốn để bàn trên lầu thì không có chỗ ngủ nghỉ... Thế có phải là bài toán nan giải?

Cũng không hẳn! Chắc có lẽ là nhiều người cũng khó chịu với cái việc nhỏ như thế này mà không ai lên tiếng, hoặc có người lên tiếng nhưng bà chủ không chịu nghe. Đó là cây muỗng và đôi đũa, một loại muỗng nhỏ hơn bình thường cho nên số lượng thức ăn (có thể bún hay nước) đưa lên miệng nó ít, còn loại đũa nhựa cứ khiến bún trơn tuột, phải thực hiện nhiều lần mới đưa được cái cần phải đưa lên miệng, điều đó cũng gây cảm giác không thoải mái cho khách hàng.
Nhưng quan trọng ở đây mình muốn nói đến là thời gian. Thí dụ trung bình một người bắt đầu ăn và kết thúc là 10 phút, nếu tạo điều kiện "thuận lợi" hơn thì có thể học kết thúc sớm hơn, có thể mất 7 phút cho một tô bún. Và mỗi người kết thúc sớm hơn vài phút thì bàn ghế sẽ có chỗ sớm hơn, diện tích sẽ "nhiều" hơn. Kinh doanh thuận lợi hơn !

2/ Ý tưởng hay là cái tôi?
Một lần đọc báo tờ, thấy viết bài về một anh chàng du học sinh ở Singapore về nước khởi nghiệp, mặc dù chỉ mới 22 tuổi nhưng có những ý tưởng rất táo bạo, ý tưởng độc đáo đến nỗi đã thu hút được nhà đầu tư rót cho 7 tỉ để ... mở quán cà phê. Đọc qua bài báo thì hiểu rõ đó là chiêu đánh bóng để quảng cáo cho cái quán đình đám này chuẩn bị khai trương. Thôi thì với bản tính ham tìm tòi và học hỏi nên một thời gian sau mình có tới đó để tham quan và coi cho biết cái độc đáo ở chỗ nào.

Hôm đó không đông khắch lắm, ngồi quan sát và cảm thấy không ổn tí nào, nên nói nhỏ với thằng bạn: Quán này chắc có thể đóng cửa sớm. Thằng bạn bảo em thấy bình thường mà, thế là mình mới chỉ ra vài cái cảm nhận ban đầu:
Sàn của tầng một làm bằng kiếng, cho nên các cô gái mặc váy hay đầm có đi đứng hoặc ngồi thì nếu khách hàng ở tầng trệt ngước lên thì sẽ xảy ra sự cố "lộ hàng".
Cái thứ hai là nó quá ngột ngạt, bản thân cái quán nó không có sinh khí để thở rồi mà lại làm thêm một mô hình chiếc máy bay rồi để bàn ghế trong đó. Cái tiếp theo là nhân viên phục vụ quá tệ, họ sai nạnh nhau nên cứ đi tới đi lui nhưng làm không được việc...
Sau này quán đó bán lại cho một tập đoàn máy tính. Tuổi trẻ có tài là một chuyện nhưng cũng phải biết lắng nghe và tìm hiểu coi khách hàng cần cái gì chứ không phải là mình muốn gì!

3/ Muốn làm gì phải hiểu rỏ bản chất?
Một cái shop chuẩn bị khai trương bán cái walkman (máy nghe nhạc) khu tây ba lô quận 1, dĩ nhiên là mình không dám cản họ vì công việc của người ta mà mình thì không quen người chủ đó, lúc đó công ty mình cách đó một căn nên biết rất rõ việc kinh doanh đó sẽ thất bại. Phân tích cho thằng bạn nghe nó cũng không tin, nó bảo sẽ bán được còn mình thì nói không. Lý do nó đưa ra bán được là vì ở khu vực này đông người đi qua đi lại, còn mình phân tích cho nó nghe lý do bán không được như sau:

- Máy móc qua Việt Nam đã bị đánh thuế nên giá sẽ cao hơn bên đó, hoặc là một số bạn bên đó mua trả góp, chỉ cần bỏ ra một số tiền ít ỏi là sẽ có một cái máy nghe sau đó trả góp lần lần (một số nước chứ không phải là tất cả)
- Khi qua Việt Nam du lịch hầu như ai cũng đem theo ít nhất là một cái nên nhu cầu mua gần như không có.
- Qua Việt Nam tìm hiểu khám phá thưởng thức du ngoạn chứ không phải để... nghe nhạc
- Tây ba lô rất là "kẹo" cho nên vấn đề mua sắm họ tính toán rất kỹ, những mặt hàng không cần thiết hay giá mắc thì không bao giờ họ mua.
- Người ta nói buôn có bạn bán có phường, cho nên khách Việt Nam ra khu này phần lớn là tìm hiểu và mua tour du lịch chứ không ai có nhu cầu mua máy, nếu muốn mua họ sẽ tới những trung tâm, những con đường nổi tiếng có nhiều shop bán loại hàng hóa này...

Mặc bằng lúc đó họ thuê 8 triệu một tháng (hợp đồng 1 năm, trả tiền cọc trước ba tháng là 24 triệu) họ mướn hai nhân viên, một bạn trả 2 triệu một tháng (giá của năm 2007) tính tiền nhà, tiền nhân viên, tiền thuế, điện nước và chi phí phát sinh lặt vặt khác là 15 triệu một tháng. Họ bán 6 tháng chỉ được duy nhất... 1 cái, đúng ra là chủ nhà lấy hết tiền đặt cọc vì hợp đồng mới một năm, nhưng bà chủ tốt bụng thấy tội nghiệp quá nên kiu trả hết lại 24 triệu tiền cọc. Coi như sau 6 tháng họ lỗ khoản 90 triệu.

4/ Khách hàng - ông là ai?
Câu chuyện cuối cùng là một cái shop mới khai trương khoảng chừng 2 tháng và hiện giờ cũng còn đang hoạt động. Theo mình shop đó giỏi lắm tồn tại chừng một năm là phá sản, chủ là một siêu mẫu có tiếng trong làng thời trang.

- Đoạn đường đó một chiều không thuận lợi lắm.
- Đối tượng khách hàng nhiều tiền thì họ có thể đi du lịch lòng vòng các nước Châu Á và mua bên đó vì bên đó rẻ hơn, thí dụ có mắc hơn thì cũng là hàng độc.
- Khách hàng trung lưu hay ít tiền thì cũng không ghé đó mua vì giá nó mắc hơn nhiều so với các shop khác.
- Dựa vào sự nổi tiếng cũng không đúng, vì chủ nhân có bao giờ đứng đó bán hàng đâu mà khách tới đó sẽ gặp.
- Dựa vào mối quan hệ bạn bè cũng chưa chắc, trong những ngành có tính cạnh tranh cao thì chưa chắc mối quan hệ "ngầm" nó tốt hay xấu mà người ta tới mua để ủng hộ....

Điều cuối cùng mình muốn nói là: Khi kinh doanh bạn phải hiểu thật rõ bạn đang làm cái gì, khách hàng là ai và họ từ đâu tới?
Kenny_ila
VnExpress

Thủ thuật trong kinh doanh online

Hiện nay, ở nước ta, thương mại điện tử đang phát triển với một tốc độ rất nhanh, và rất nhiều doanh nghiệp đã thành công nhờ vào sự nhạy bén của mình trong việc áp dụng hình thức này trong kinh doanh. Rất nhiều bạn trẻ đang có hoài bão trở thành một trong những người thành công trong lĩnh vực này, tuy nhiên không biết nên bắt đầu từ đâu và làm thế nào để có thể phát triển trang web một cách chuyên nghiệp nhất.
Với bài viết này, tôi hy vọng sẽ phần nào giúp các bạn có được một cái nhìn rõ ràng hơn và xây dựng được một kế hoạch kinh doanh qua mạng cho riêng mình.
1. Domain khác biệt và dễ nhớ: Tạo một domain hoặc tên sản phẩm khác biệt và dễ nhớ rất quan trọng. Bạn phải suy nghĩ thật kỹ trước khi quyết định đặt tên domain hay tên sản phẩm, bạn phải đặc mình vào vị trí của khách hàng tiềm năng của mình xem họ sẽ nghĩ gì khi gõ từ khoá vào một công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo Search… Nếu tên của bạn khác biệt và thông dụng, nó sẽ xuất hiện đầu tiên trong trang kết quả. Theo một thống kê, số lần khách hàng chọn kết quả đầu tiên xuất hiện sẽ cao gấp 5 lần so với những kết quả sau đó. Và thật tuyệt vời nếu bạn suy nghĩ được một domain hoặc tên sản phẩm mà bao gồm rất nhiều từ khoá khi khách hàng tìm kiếm, cơ hội của bạn sẽ tăng lên.
2. Trang giới thiệu: Nhiều bạn nghĩ rằng trang này sẽ không quan trọng, nhưng thực tế nó rất quan trọng. Vì thông qua trang này bạn sẽ giới thiệu được với khách hàng về doanh nghiệp của bạn, tạo được sự tin tưởng đối với khách hàng về tính rõ ràng và minh bạch. Cũng như một cách để quảng cáo doanh nghiệp. Bên cạnh đó sẽ có thông tin liên hệ với bạn bằng nhiều cách như là email, điện thoại, fax, link đến các trang xã hội của bạn như Facebook, Twitter… để khách hàng có thể đối thoại với bạn một cách nhanh chóng và trực tiếp nhất.
3. Đăng ký Email: Lập một danh sách email các khách hàng từng vào thăm trang web của bạn, đây là một công cụ tuyệt vời cho việc tiếp thị sản phẩm, dịch vụ mới của bạn trong tương lai. Tuy nhiên, chú ý cam kết với khách hàng là bạn sẽ không sử dụng Email của họ cho mục đích khác.
4. Link đến các trang xã hội: Bạn sẽ để các biểu tượng của Facebook, Twitter hoặc RSS Feed… trên trang của bạn hoặc trên các sản phẩm của bạn để khách hàng có thể lan truyền thông tin đến bạn bè của họ một cách nhanh chóng nhằm tăng khả năng giới thiệu sản phẩm đến khách hàng. Đây là một công cụ rất tốt để quảng bá sản phẩm mới. Ngoài ra, bạn nên có các link đến những bài báo, trang web… có nói về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn hoặc tương tự như của bạn để khách hàng có thêm thông tin khi quyết định mua sản phẩm.
5. Chức năng tìm kiếm: Bạn nên có chức năng tìm kiếm trên trang web của bạn để khách hàng nhanh chóng tìm ra sản phẩm họ cần khi vào trang web của bạn. Ngoài ra, bạn nên sắp xếp sản phẩm/ dịch vụ theo từng chủng loại / chủ đề cụ thể đề tối ưu hoá khả năng tìm kiếm của khách hàng. Giảm thiểu thời gian tìm kiếm của khách hàng nghĩa là tăng khả năng bán được sản phẩm của bạn.
6. Tạo một phiên bản trên điện thoại di động cho trang web của bạn: Điều này cho phép khách hàng có thể chọn sản phẩm hoặc liên hệ với bạn bất cứ khi nào họ muốn. Hiện nay rất nhiều người sử dụng smartphone trong công viêc, vì vậy đây là một cách để tối ưu hoá trang web của bạn cũng như tối ưu hoá khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
7. Marketing cho doanh nghiệp bằng Video: Việc sử dụng các đoạn video trực tuyến trong tiếp thị kinh doanh nhỏ đã trở thành một chiến lược ngày càng phổ biến. Nhiều nghiên cứu cho thấy sau khi xem xong các video giới thiệu sản phẩm, khách hàng sẽ nhấp vào link đến website của bạn hoặc gọi điện cho phòng bán hàng của bạn ngay.
Làm thế nào để tạo đượ c một video trực tuyến?
Rất đơn giản vì bạn không phải đang cố gắng để tạo ra một bộ phim bom tấn mà là tạo ra một đoan video mô tả “thực” về sản phẩm của bạn. Khách hàng không muốn nghe những lời rao hàng sáo rỗng mà họ chỉ chú ý xem sản phẩm có đáp ứng được nhu cầu của họ hay không mà thôi. Bạn chỉ cần sử dụng một máy ảnh có chức năng quay phim, giá máy ảnh loại này hiện nay rất rẻ, chỉ từ 3 đến 5 triệu là bạn đã có một chiếc. Về sản phẩm, bạn nên theo dõi các quảng cáo về sản phẩm trên tivi để học cách họ làm như thế nào. Mỗi đoan video giới thiệu của bạn chỉ nên dưới 4 phút nhưng phải đầy đủ thông tin về sản phẩm: tính năng, cách sử dụng, bảo hành, giao hàng, thông tin liên hệ, website của bạn…
Sau khi đã có một video giới thiệu sản phẩm, có rất nhiều cách để đưa video của bạn đến với khách hàng. Để bắt đầu, bạn có thể đưa lên Facebook, như vậy bạn đã có sẵn một lượng khách hàng tiềm năng là bạn bè của bạn và bạn bè của họ. Nhờ công cụ này, sản phẩm của bạn sẽ được chia sẻ với rất nhiều người. Kế đến, bạn nên đưa lên Youtube, đây là một kênh rất hiệu quả để giới thiệu sản phẩm của bạn, không chỉ trong nước mà còn ra thế giới. Từ đây, bạn có thể sử dụng những đường link này để đặt vào mục giới thiệu sản phẩm, thường những khách hàng mua hàng qua mạng sẽ rất quan tâm đến thông tin sản phẩm, càng cụ thể càng tốt vì họ quyết định mua khi chưa được sờ vào sản phẩm nên họ phải dựa vào những giác quan khác.
Khi đã có một số vốn nhất định, bạn sẽ đưa video của bạn cho những ông lớn như Google, dĩ nhiên là phải trả tiền quảng cáo cho họ, nhưng bù lại hình ảnh cũng như danh tiếng doanh nghiệp của bạn sẽ được nâng cao hơn.
8. Một số cách đẩy mạnh hoạt động khuyến mãi trên trang web của bạn:
- Thêm sản phẩm miễn phí trên trang “Xác nhận đặt hàng”: Ví dụ, khách hàng muốn mua một chiếc xe điều khiển cho con, khi xác nhận đặt hàng, trang web sẽ được lập trình để xuất hiện một đề nghị khách hàng nên mua thêm pin cho chiếc xe, nếu khách hàng đồng ý họ sẽ được tặng một DVD phim mà chiếc xe khách hàng đang mua là nhân vật chính. Như vậy bạn sẽ bán được nhiều hơn và khách hàng cũng hài lòng hơn vì bạn đã thoả mãn nhiều hơn nhu cầu của họ
- Giảm giá cho khách hàng nếu họ mua thêm một sản phẩm khác: Ví dụ, hoá đơn khách thanh toán là 130.000 VND, trang web sẽ xuất hiện một đề nghị khách hàng nên mua thêm một sản phẩm nào đó để hoá đơn thanh toán là 150.000VND thì họ sẽ được giảm giá 10%. Khách hàng sẽ cảm thấy họ được lợi rất nhiều nếu mua thêm hàng, vì thật tế họ chỉ trả thêm 5.000VND để có thêm một sản phẩm trị giá 20.000VND.
- Bán trọn gói sản phẩm: khách hàng sẽ trả giá thấp hơn khi mua nguyên bộ sản phẩm. VD: nếu khách hàng chọn mua một chiếc nồi, trang web sẽ xuất hiện đề nghị khách hàng mua nguyên bộ nồi để được hưởng ưu đãi giảm giá 15% so với giá thị trường.
9. Một số cách khác để kiếm tiền từ trang web của bạn:

Khi bạn đã có một lưu lượng lớn khách hàng truy cập, thì việc kiếm thêm tiền từ trang web của bạn thật dễ dàng. Sau đây là một số cách để kiếm thêm tiền từ trang web của bạn:

- Tham gia liên kết và chia sẽ lợi nhuận: bạn sẽ đàm phán để được chia sẽ lợi nhuận khi khách hàng truy cập vào các “ông lớn” như Facebook, Amazon, Youtube... vì sản phẩm của bạn. VD: Trên Youtube, khi video của bạn tạo được lượt truy cập cao, đồng nghĩa với việc những quảng cáo khác trên Youtube sẽ được nhiều người thấy, dĩ nhiên họ sẽ phải trả tiền cho bạn.
- Tư vấn trực tuyến: Khi bạn đã là chủ một doanh nghiệp kinh doanh qua web thành công, thì kiến thức chuyên ngành của bạn sẽ khiến người ta trả tiền để học. Hiên nay trên thế giới có một công cụ gọi là Webcast, nó tương tự như một chương trình tư vấn trên truyền hình, bạn sẽ kết nối với khách hàng của bạn qua webcam và đưa ra bài giảng về chủ đề nào đó, khách hàng của bạn sẽ phải trả tiền để tham gia khoá huấn luyện này. Hoặc bạn có thể tư vấn trực tiếp cho một khách hàng nào đó, nhưng dĩ nhiên chi phí phải cao hơn.
- Liên kết quảng cáo sản phẩm: bạn sẽ liên kết với các nhà sản xuất để quảng cáo sản phẩm của họ trên web của bạn và thu tiền quảng cáo. Đây là kênh quan trọng và mang lại lợi nhuận cao nhất cho bạn.
10. Vấn đề cần lưu ý: Người ta thường nói :” Không ai có thể làm hài lòng 100% khách hàng”, điều này rất đúng. Ngay cả với những công ty lớn với sản phẩm tốt nhất và dịch vụ tuyệt vời nhất thì vẫn không thể làm hài lòng một số người. Họ sẽ phê bình sản phẩm của bạn. Tuy nhiên, quan trọng là bạn đáp lại như thế nào? Thông thường, bạn đã xây dựng một doanh nghiệp với tất cả nhiệt huyết của mình, tự nhiên có người đem ra chỉ trích, bạn sẽ rất nóng giận và phản ứng gay gắt. Điều này sẽ làm tổn hại đến uy tín cũng như doanh nghiệp của bạn. Vì bạn không thể kiềm chế khi nóng giận.
Vì vậy, bạn phải thật sự bình tĩnh trước những thông tin trên, tìm hiểu kỹ càng và phản hồi một cách chuyên nghiệp, làm hài lòng khách hàng. Khi đó uy tín của bạn ngày càng được nâng cao.
Với một ít chia sẽ như trên, hy vọng là các bạn sẽ tìm được cho mình một cách tốt nhất để phát triển doanh nghiệp của mình.
Nguyễn Hoàng Hải, Global Sourcing Solution Corp.
VnExpress

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Lady Gaga, Salman Khan